LI BẾ MẠC HỘI THẢO[1]

TTMV TGP SAIGON – Ngày 25-26/10/2019

********

Kính thưa quý đấng bậc, quý thuyết trình viên và tham dự viên rất thân mến,

Trong 2 ngày vừa qua, chúng ta cùng chung với nhau để lắng nghe, để cảm nhận, để bàn thảo, để cùng suy tư về dòng chảy của chữ quốc ngữ trong 400 năm qua. Và 400 năm đó cũng là 400 năm năm lịch sử loan báo Tin Mừng tại Việt Nam. Trong cuốn tài liệu có in lại đóng góp 11 bài chuyên đề khác nhau của quý vị chuyên viên về chủ đề mà chúng ta học tập.

Vì điều kiện thời gian có hạn, nên trong gần 2 ngày chúng ta chỉ được nghe 4 vị thuyết trình viên với khả năng chuyên sâu và nhiệt thành giúp chúng ta đăm mình trong ngôn ngữ Việt Nam.

Với đề tài từ Nước Mặn đến Roma, những đóng góp của các giáo sĩ dòng Tên trong quá trình La tinh hoá tiếng Việt đầu thế kỷ 17, Linh mục Antôn Phaolô Trần Quốc Anh, Phó giáo sư, Tiến sĩ thần học từ  Đại học Georgetown, giảng dạy khoa Thần học Hệ thống và Lịch sử tại Đại học dòng Tên Santa Clara, California & Liên minh Thần học Cấp cao Hoa Kỳ. Tháng 10 này vừa là niềm vui vừa là nỗi buồn của cha. Người mẹ thân yêu qua đời ngày 4/10, với lòng hiếu thảo của người con cùng gia đình lo tang lễ cho người mẹ hiền. 4 ngày sau, ngày 8 tháng 10 thì Thánh bộ Giáo dục Công giáo của Tòa Thánh đã đặt ngài làm Giáo sư Cơ hữu các Đại học, Học viên Giáo hoàng trực thuộc Tòa Thánh về thần học. Dù ngổn ngang vui buồn nhưng cha vẫn tiếp tục đồng hành hiện diện với chúng ta. Với sự hiểu biết sâu sắc, thuyết trình viên đã đưa chúng ta qua lịch sử hình thành chữ Quốc ngữ qua 4,5 giai đoạn. Thời kỳ phôi phai, thời kỳ phát triển, thời kì hoàn thiện 1, thời kì hoàn thiện 2, và thời kỳ phổ biến từ năm 1865 đến ngày nay. Dòng Tên đã đóng góp vào công cuộc Latinh hóa chữ quốc ngữ phương Đông. Chúng ta, những người ngồi nghe thật vui và tâm đắc với tâm hồn thao thức ngôn ngữ Việt của cha. Trải qua 400 năm kể từ khi các giáo sĩ dòng Tên đến truyền giáo ở Việt Nam, chữ quốc ngữ đã từng bước một đi sâu vào mọi tầng lớp dân chúng, thành phương tiện hữu hiệu truyền bá tư tưởng dân tộc. Chính các nhà truyền giáo cùng với các tiền nhân người Việt đã đóng góp phần vào chữ viết mà chúng ta dùng ngày hôm nay.

Chủ đề thứ 2, Nhà biên soạn thực sự của Manuductio (Văn phạm Việt ngữ thế kỷ 17 đến 18), Tiến sĩ Phạm Thị Kiều Ly – ngành Khoa học Ngôn ngữ tại Đại học Sorbonne Nouvelle năm 2019. Đồ án của chị có tựa đề biên soạn ngữ pháp tiếng Việt từ năm 1615 – 1919, lịch sử ngữ pháp và chữ viết La tinh tiếng Việt. Với học vấn và sự tìm tòi chuyên sâu, chị đã đưa ra nhận định của mình, tác giả Manuductio Văn phạm tiếng Việt là cha Philipus Sibin người Đức – nhà truyền giáo dòng Tên ở Đàng Ngoài (từ năm 1714). Chúng ta vui với sự tìm tòi chuyên sâu của chị, và chúng ta trân trọng sự khám phá của chị, sự khám phá này vẫn còn gợi mở cho các nhà chuyên môn nghiên cứu lịch sử chữ quốc ngữ để tìm ra tác giả của văn phạm Việt ngữ này. Tuy nhiên, để làm được điều này, chắc phải là những người có khả năng học vấn chuyên sâu, tìm tòi bằng cả tâm hồn nghị lực của mình. Đầy phức tạp mới có thể đưa ra một luận chứng thuyết phục như chị đã làm. Điều chúng ta tâm đắc về chị, là Phật tử nhưng chị nghiên cứu chuyên sâu, có cái nhìn sâu sắc về các nhà truyền giáo và ngôn ngữ tiếng Việt. (…) Qua tìm hiểu, qua các văn bản từ các nước, chị đã nói không bết tài liệu nào cho thấy các nhà truyền giáo đã can thiệp cộng tác với các nhà cầm quyền về chính trị. Nên chăng chúng ta cần có một cuộc hội thảo liên quan tới chủ đề trả lại cho các nhà truyền giáo chỗ đứng đích thực của họ đó là loan báo Tin Mừng tình yêu của Chúa cho dân tộc Việt.

Tâm đắc thứ 2, khi trả lời ngôn ngữ chuẩn ngày nay là miền Bắc, miền Trung hay miền Nam. Chị trả lời, nếu nói từ chuẩn, chúng ta tự nhìn nhận cuốn từ điển Việt-Bồ-La của nhà truyền giáo Đắc Lộ Alexandre de Rhodes, đó là cuốn chuẩn. Hy vọng chúng ta tiếp tục được lắng nghe nghiên cứu của chị tiến sĩ trong những thời gian tới.

Chủ đề thứ 3, Văn học Công giáo 1620 đến nay, do Linh mục Tiến sĩ Nguyễn Đức Thông, Phó Giám tỉnh dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, tiến sĩ ngành Giáo dục Tôn giáo tại Đại học De la Salle, Manila, Giáo sư tại nhiều Đại chủng viện và các Học viện Liên dòng. Với 70 trang tài liệu nghiên cứu của cha, đã dẫn chúng ta tâm đắc như chính Ngài. Suốt 400 năm qua, ở đâu có người Công giáo, ở đó có văn học Công giáo, sử dụng chữ quốc ngữ để loan báo Tin Mừng, để đối thoại với các tôn giáo khác, như vậy ngôn ngữ có giá trị khoa học sẽ giúp hiểu thấu kho tàng đức tin của Hội Thánh, là công cụ quan trọng để đối thoại với các tôn giáo bạn và loan báo Tin Mừng tình yêu của Thiên Chúa cho dân tộc Việt chúng ta. Như cha Thư ký Ủy Ban Văn hóa giới thiệu, cha Nguyễn Đức Thông như một cuốn từ điển sống, sẽ tiếp tục đóng góp sự hiểu biết của mình cho dòng chảy ngôn ngữ Việt.

Chủ đề thứ 4 mà chúng ta vừa nghe, Thánh Philipphê Phan Văn Minh, cánh én báo mùa xuân văn học chữ quốc ngữ thế kỷ 19 do Linh mục Phanxicô Xavie  Đào Trung Hiệu, dòng Đa Minh, giáo sư giảng dạy tại nhiều Đại chủng viện, Học viện Liên dòng. Trước khi nghe ngài thuyết trình, chúng ta tưởng ngài dẫn chúng ta hiểu riêng về Thánh Philipphê Phan Văn Minh là thánh tử đạo Việt Nam, vừa là nhà điển ngữ, vừa là nhà thơ, với những áng văn thơ điển hình của ngài. Nhưng thuyết trình viên, với khả năng dí dỏm đã trình bày cho chúng ta đi qua các áng văn thơ, thi ca Việt Nam qua 400 năm của chữ quốc ngữ trong lịch sử truyền giáo, đúng như tâm đắc của Linh mục Nguyễn Hữu An đã viết, Tin Mừng thấm vào văn thơ trải dài suốt dòng lịch sử Giáo Hội góp phần vào công cuộc truyền giáo. Văn học là mầm sống đức tin có khả năng có khả năng truyền tải tới tâm hồn con người. Để có thể dẫn tới niềm tin Kitô giáo, chúng ta cùng chia vui với nhau, và cùng cảm nhận sự hiểu biết với nhau. Dù qua 1,5 ngày thôi, nhưng cũng đem lại niềm vui và niềm hy vọng. Xin chân thành cảm ơn quý Đức Tổng, quý Đức Cha, quý Cha Tổng đại diện, quý Cha Bề trên, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, quý vị tôn giáo bạn, quý vị giáo sư phó giáo sư viện trưởng, quý vị thuyết trình viên, và tất cả tham dự viên, trong 2 ngày qua hiện diện, đồng hành, lắng nghe, hiểu biết, và đúng như cha Đào Trung Hiệu vừa nói, chính bầu khí chúng ta đã làm nên một dấu ấn thật đẹp của sự hội thảo. Và hôm qua, một vị viện trưởng thốt lên tinh thần hội thảo ở nơi đây là một điều rất đáng trân trọng và ghi nhận. Xin cảm ơn Cha Thư ký Ủy Ban Văn Hóa đã thay mặt cho con để cùng cộng tác với anh chị em trong ban thư kí và các bạn trẻ, cũng như thiếu nhi của Giáo xứ Vinh Sơn phục vụ và chu toàn những công việc bổn phận nặng nề này. Cảm ơn Cha Phụ trách Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh đã cho chúng con được hiện diện tại hội trường này, cũng như tạo điều kiện tốt nhất để ngày hội thảo được diễn ra tốt đẹp. Xin cảm ơn Ban Truyền thông Giáo phận Sài Gòn đã đồng hành và không chỉ trong những ngày chúng ta hội thảo mà tiếp tục còn mang lại cho những người khác có sự hiểu biết, cũng như khao khát tìm hiểu về ngôn ngữ Việt. Xin cảm ơn ban tổ chức cũng như cám ơn công ty Lavifood đã giúp đỡ chúng ta về nước uống, về thức ăn, vui vẻ cộng tác với nhau với chúng ta. Chắc chắn sự cố gắng của chúng con cũng còn có sơ suất và thiếu xót, nhưng cũng như tâm đắc mà con đã mong muốn nói ngày hôm qua cũng như câu kết luận, ước mong với thiện chí và nỗ lực của Ban Văn hóa với chủ đề 400 năm hình thành và phát triển chữ quốc ngữ trong lịch sử loan báo Tin Mừng tại Việt Nam, cuộc hội thảo mang lại những kết quả tốt đẹp, ít ra cũng như lời chân thành tri ân quý vị thừa sai, những bậc tiên nhân khả kính của dân tộc Việt Nam chúng ta đã toàn tâm toàn ý dấn thân vào công cuộc loan báo Tin Mừng cho dân Việt, đồng thời trân trọng ghi nhận nỗ lực đóng góp của quý vị tiền nhân đáng kính đã dầy công chung sức nghiên cứu hình thành phát triển và phổ biến chữ quốc ngữ trong giai đoạn khởi đầu và tiếp tục cho đến ngày nay. Nói câu cuối cùng, tạ ơn Chúa, cảm ơn nhau, cảm ơn các vị thuyết trình viên, và cảm ơn tất cả tham dự viên.

Xin mời xem hình tại hội thảo tại đây:

 
Failed to get data. Error:
Quota exceeded for quota metric 'All requests' and limit 'All requests per day' of service 'photoslibrary.googleapis.com' for consumer 'project_number:550528419474'.

[1] Truyền thông Chính Toà Đà Nẵng ghi chép lại từ ghi âm