PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG – C

HẠNH PHÚC VÌ ĐƯỢC CHÚC PHÚC

“Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? Vì này đây tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vì vui sướng.” (Lc 1,42-43)

Suy gẫm: Người ta hay trích dẫn câu “phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí” nhưng câu nói đó không còn đúng trong việc Đức Maria viếng thăm bà Êlisabét. Ở đây là lại ơn phúc trùng phùng. “Trùng phúc” không chỉ nơi Đức Maria, “em thật diễm phúc hơn mọi phụ nữ… vì đã tin” mà nhất là “người con em đang cưu mang”, là Đức Giêsu Kitô, cũng thật diễm phúc. Và còn nữa, không chỉ “phúc trong phúc” mà còn có “phúc sinh phúc” nữa. Những người diễm phúc thánh thiện này đem lại hạnh phúc cho Gioan khi mới chỉ là thai nhi lòng mẹ đã “nhảy lên vì vui sướng” và người mẹ đang cưu mang cậu, là bà Êlisabét, được tràn ngập trong hạnh phúc, đầy tràn hứng khởi, bà đã thốt lên: “bởi đâu tôi được thế này” vì được Thân Mẫu Chúa viếng thăm? Hạnh phúc là ơn của Thiên Chúa, mạnh mẽ và có sức lây lan hơn cả bệnh dịch. Nhưng sức mạnh và tốc độ lây lan lại tuỳ thuộc nơi bạn là trung gian xúc tác qua việc tương tác, gặp gỡ, giao tiếp với tha nhân. Bạn có nhận thấy mình cũng “được chúc phúc” không? Cứ làm lan truyền hạnh phúc cho tha nhân rồi bạn sẽ thấy điều đó.

An Vi


GIÁO HUẤN SỐ 4

NHỮNG NẺO ĐƯỜNG CỦA TUỔI TRẺ

Các nẻo đường huynh đệ (tiếp theo)

“Thiên Chúa yêu quý niềm vui của người trẻ. Ngài đặc biệt muốn họ tham dự trong niềm vui hiệp thông huynh đệ, niềm vui lớn lao được cảm nhận bởi những ai biết chia sẻ cho người khác, vì “cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35). “Thiên Chúa yêu thương những ai vui vẻ dâng hiến” (2Cr 9,7). Tình huynh đệ sẽ gia tăng gấp bội khả năng của chúng ta trong kinh nghiệm niềm vui, vì nó làm cho chúng ta hoan hỉ với điều tốt lành của người khác: “Hãy vui với người vui, khóc với người khóc” (Rm 12,15). Ước gì tính cách hồn nhiên trẻ trung của các con ngày càng thể hiện nơi tình yêu thương huynh đệ và nơi thái độ luôn sẵn sàng để tha thứ, để sống quảng đại và xây dựng cộng đoàn. Như một ngạn ngữ Phi châu nói: “Muốn đi nhanh, hãy đi một mình; còn nếu muốn đi xa, bạn hãy đi với  người khác”. Chúng ta đừng để mình bị đánh cắp tình huynh đệ”. (Tông huấn Đức Kitô hằng sống, số 167).


GƯƠNG THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

THÁNH PHÊRÔ TRƯƠNG (PHẠM) VĂN THI

Linh mục (1763 – 1839)

NGÀY TỬ ĐẠO: 21 THÁNG 12

Dù thế nào mặc lòng, khi có người đau ốm nặng nguy tử,  các con cũng phải đón cha đi xức dầu bệnh nhân, kẻo gây thiệt hại linh hồn người bệnh.

Thánh Phêrô Trương Văn Thi sinh năm 1763 tại xứ Kẻ Sở, tỉnh Hà Nam. Dù xuất thân từ gia đình nghèo nhưng cha mẹ có lòng đạo đức, sốt sắng.

Cha mẹ cha Thi nghèo, cho con đi chăn bò cho Dòng Mến Thánh Giá Kẻ Đầm. Các nữ tu thấy cậu có đức tính tốt nên xin cha xứ nuôi và cho vào nhà xứ (nhà Đức Chúa Trời). Bấy giờ cậu mới được mười hai tuổi. Cậu Thi ngày càng thêm sốt sắng nhân đức, nên bề trên cho vào nhà trường học hành, về sau làm thầy giảng. Chẳng bao lâu bề trên gọi thầy Thi vào chủng viện và thầy được lãnh nhận thánh chức linh mục vào ngày 22/03/1806, lúc 43 tuổi. Sau khi chịu chức, cha Thi được cử đi coi sóc xứ Sông Chảy, tỉnh Phú Thọ và ở đấy hai mươi bảy năm. Giáo hữu đã làm chứng về cha rằng: Cha Thi là người rất nhân đức và sống khó nghèo. Cha dâng Thánh lễ cách nghiêm trang, sốt sắng, thường ăn chay các ngày thứ sáu trong tuần.

          Vì có lệnh cấm đạo của vua Minh Mạng, giáo dân không dám mời cha đi giúp các bệnh nhân. Khi nghe tin, cha rất buồn và nhắc nhở các tín hữu: “Dù thế nào mặc lòng, khi có người đau ốm nặng nguy tử,  các con cũng phải đón cha đi xức dầu bệnh nhân, kẻo gây thiệt hại linh hồn người bệnh”.

          Năm 1833, khi được 70 tuổi, bề trên đổi cha về xứ Kẻ Sông. Bấy giờ đang cấm đạo ngặt, đến nỗi cha phải ẩn ở nhà các giáo hữu. Cha Thi coi sóc xứ Kẻ Sông được bảy năm thì bị lý Pháp cùng bốn đầy tớ bắt cùng với cha Dũng Lạc đang khi hai cha đến xưng tội với nhau. Thấy cha Thi bị bắt, cha Dũng Lạc cũng xưng là đạo trưởng và bị bắt giải về huyện Bình lục

          Các tín hữu lo tiền để chuộc hai cha nhưng lại bị quan huyện bắt lại vào ngày 10/10/1839. Có giáo hữu định cầm cố cả cơ nghiệp để lấy tiền mà chuộc hai cha, đồng thời viết thư cho cha Lạc rằng: “Lạy cụ! Cụ chịu tử vì đạo thì được một mình Cụ lên Thiên Đàng, nhưng nếu Cụ còn ở lại thì chúng con được nhờ, xin Cụ nghĩ lại”. Người nhà quan cũng đã nói rằng: “Hễ khi có tiền, thì chúng tôi bỏ người vào võng mà võng ra”. Thế nhưng cha Lạc cấm và nói: “Tôi bị bắt lần này là lần thứ ba nên quyết vâng ý Đức Chúa Trời định cho tôi làm vậy. Đừng chuộc tôi làm gì”.

          Qua ba ngày, quan huyện giải cha lên Kẻ Chợ. Hai cha biết chắc mình sẽ bị xử trảm nên đọc kinh cầu nguyện, dọn  mình chịu chết. Cha Thi yếu lắm, chỉ nằm nghỉ. Cha Lạc tươi tỉnh vui vẻ như khi ở nhà và yên ủi cha già rằng: “Ta hãy chịu khó ít nữa để ta được gặp Cha cả”.

          Ngày 16/11/1839, ông tổng Thìn dẫn cha Trân đưa Mình Thánh vào cho hai cha. Ngày 21/12/1839, hai cha bị đưa ra cửa ô Cầu Giấy. Cha Thi cùng cầu nguyện với cha Lạc, rồi cha bảo với lý hình: “Tôi đã xong rồi, các ông cứ việc”. Cha Thi bị trói vào cọc, quan đánh hiệu chưa dứt tiếng xong thì lý hình chém mỗi  cha một nhát.

          Linh mục Phê rô Trương Văn Thi được nâng lên hàng chân phước ngày 27/05/1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19/06/1988.

(Hạnh các Thánh Tử Đạo Việt Nam)


CHIA SẺ

7 điều bất ngờ xảy ra khi bạn cầu nguyện với chuỗi Mân Côi thường xuyên hơn

5. Ngày sống của bạn trở nên êm đềm hơn

Đây là những gì mà một trong số các tác giả của chúng ta nói về việc cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi hằng ngày: “Việc lần chuỗi làm cho toàn bộ ngày sống của tôi bình an hơn, như Đức Mẹ đang cùng tôi chiến đấu với những điều tồi tệ.” Mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Tôi ý thức hơn sự hiện diện của Thiên Chúa.” Cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi không xóa đi nỗi đau trong đời sống của bạn, nhưng nó thực sự đưa tới cho bạn vũ khí mạnh mẽ hơn nhiều để chiến đấu với những khó khăn ấy.

6. Bạn ý thức hơn trước cơn cám dỗ

Một trong số lời hứa về chuỗi Mân Côi là: “việc lần chuỗi sẽ giúp phá bỏ những thiếu sót, giảm tội lỗi và đánh bại dị giáo.” Theo kinh nghiệm của tôi, khi tôi cầu nguyện thường xuyên với chuỗi Mân Côi, tôi thấy rằng khoảnh khắc trước khi tôi phạm tội chậm xuống. Theo đó, chẳng hạn nếu tôi muốn trì hoãn hay nói chuyện phàm tục, tôi không làm nó một cách tự động nữa. Tôi nhận thức rằng những hành vi ấy bắt đầu với một cuộc đối thoại trong đầu tôi. Tôi ý thức hơn về cám dỗ trước khi hành động và có thêm thời gian để suy xét tôi có thực sự muốn làm nó hay không. Và khi cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi, tôi bắt đầu nhìn đời sống của mình qua một lối nhìn liên kết với Thiên Chúa và bắt đầu thấy những gì Người muốn cho tôi là tốt lành và tôi cũng muốn cùng một điều Người muốn.

7. Bạn bắt đầu sống biến cố Nhập Thể

Sức mạnh của chuỗi Mân Côi nằm ở trong sự đơn giản của nó. Nó quá đơn giản đến nỗi mà dường như có thể ngu ngốc đối với những bộ óc thông minh. Vậy nên chúng ta thường nghĩ rằng, chúng ta cần phải tìm những giải pháp phức tạp, thông thái và đòi hỏi kiến thức tổng hợp để giải quyết những vấn đề phức tạp, khó khăn. Chúng ta tập trung vào vực thẳm của những vấn đề của mình và tự hỏi làm sao có thể tìm thấy giải pháp với một vấn đề quá lớn như vậy. Chúng ta không cần phải như thế. Thiên Chúa đến thế gian như một em bé nhỏ nhắn, yếu đuối và đơn độc khi sinh ra trong hoàn cảnh khó nghèo. Kinh Mân Côi quá đơn giản tới mức mà nó có thể cầu nguyện trong bất cứ hoàn cảnh nào, đó là vũ khí mạnh mẽ nhất của đời sống cầu nguyện mà chúng ta có điều tốt lành của người khác: “Hãy vui với người vui, khóc với người khóc” (Rm 12,15). Ước gì tính cách hồn nhiên trẻ trung của các con ngày càng thể hiện nơi tình yêu thương huynh đệ và nơi thái độ luôn sẵn sàng để tha thứ, để sống quảng đại và xây dựng cộng đoàn. Như một ngạn ngữ Phi châu nói: “Muốn đi nhanh, hãy đi một mình; còn nếu muốn đi xa, bạn hãy đi với  người khác”. Chúng ta đừng để mình bị đánh cắp tình huynh đệ”.

(Tông huấn Đức Kitô hằng sống, số 167).


GƯƠNG THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

THÁNH PHÊRÔ TRƯƠNG (PHẠM) VĂN THI

Linh mục (1763 – 1839)

NGÀY TỬ ĐẠO: 21 THÁNG 12

Dù thế nào mặc lòng, khi có người đau ốm nặng nguy tử,  các con cũng phải đón cha đi xức dầu bệnh nhân, kẻo gây thiệt hại linh hồn người bệnh.

Thánh Phêrô Trương Văn Thi sinh năm 1763 tại xứ Kẻ Sở, tỉnh Hà Nam. Dù xuất thân từ gia đình nghèo nhưng cha mẹ có lòng đạo đức, sốt sắng.

Cha mẹ cha Thi nghèo, cho con đi chăn bò cho Dòng Mến Thánh Giá Kẻ Đầm. Các nữ tu thấy cậu có đức tính tốt nên xin cha xứ nuôi và cho vào nhà xứ (nhà Đức Chúa Trời). Bấy giờ cậu mới được mười hai tuổi. Cậu Thi ngày càng thêm sốt sắng nhân đức, nên bề trên cho vào nhà trường học hành, về sau làm thầy giảng. Chẳng bao lâu bề trên gọi thầy Thi vào chủng viện và thầy được lãnh nhận thánh chức linh mục vào ngày 22/03/1806, lúc 43 tuổi. Sau khi chịu chức, cha Thi được cử đi coi sóc xứ Sông Chảy, tỉnh Phú Thọ và ở đấy hai mươi bảy năm. Giáo hữu đã làm chứng về cha rằng: Cha Thi là người rất nhân đức và sống khó nghèo. Cha dâng Thánh lễ cách nghiêm trang, sốt sắng, thường ăn chay các ngày thứ sáu trong tuần.

          Vì có lệnh cấm đạo của vua Minh Mạng, giáo dân không dám mời cha đi giúp các bệnh nhân. Khi nghe tin, cha rất buồn và nhắc nhở các tín hữu: “Dù thế nào mặc lòng, khi có người đau ốm nặng nguy tử,  các con cũng phải đón cha đi xức dầu bệnh nhân, kẻo gây thiệt hại linh hồn người bệnh”.

          Năm 1833, khi được 70 tuổi, bề trên đổi cha về xứ Kẻ Sông. Bấy giờ đang cấm đạo ngặt, đến nỗi cha phải ẩn ở nhà các giáo hữu. Cha Thi coi sóc xứ Kẻ Sông được bảy năm thì bị lý Pháp cùng bốn đầy tớ bắt cùng với cha Dũng Lạc đang khi hai cha đến xưng tội với nhau. Thấy cha Thi bị bắt, cha Dũng Lạc cũng xưng là đạo trưởng và bị bắt giải về huyện Bình lục

          Các tín hữu lo tiền để chuộc hai cha nhưng lại bị quan huyện bắt lại vào ngày 10/10/1839. Có giáo hữu định cầm cố cả cơ nghiệp để lấy tiền mà chuộc hai cha, đồng thời viết thư cho cha Lạc rằng: “Lạy cụ! Cụ chịu tử vì đạo thì được một mình Cụ lên Thiên Đàng, nhưng nếu Cụ còn ở lại thì chúng con được nhờ, xin Cụ nghĩ lại”. Người nhà quan cũng đã nói rằng: “Hễ khi có tiền, thì chúng tôi bỏ người vào võng mà võng ra”. Thế nhưng cha Lạc cấm và nói: “Tôi bị bắt lần này là lần thứ ba nên quyết vâng ý Đức Chúa Trời định cho tôi làm vậy. Đừng chuộc tôi làm gì”.

          Qua ba ngày, quan huyện giải cha lên Kẻ Chợ. Hai cha biết chắc mình sẽ bị xử trảm nên đọc kinh cầu nguyện, dọn  mình chịu chết. Cha Thi yếu lắm, chỉ nằm nghỉ. Cha Lạc tươi tỉnh vui vẻ như khi ở nhà và yên ủi cha già rằng: “Ta hãy chịu khó ít nữa để ta được gặp Cha cả”.

          Ngày 16/11/1839, ông tổng Thìn dẫn cha Trân đưa Mình Thánh vào cho hai cha. Ngày 21/12/1839, hai cha bị đưa ra cửa ô Cầu Giấy. Cha Thi cùng cầu nguyện với cha Lạc, rồi cha bảo với lý hình: “Tôi đã xong rồi, các ông cứ việc”. Cha Thi bị trói vào cọc, quan đánh hiệu chưa dứt tiếng xong thì lý hình chém mỗi  cha một nhát.

          Linh mục Phê rô Trương Văn Thi được nâng lên hàng chân phước ngày 27/05/1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19/06/1988.

(Hạnh các Thánh Tử Đạo Việt Nam)


CHIA SẺ

7 điều bất ngờ xảy ra khi bạn cầu nguyện với chuỗi Mân Côi thường xuyên hơn

5. Ngày sống của bạn trở nên êm đềm hơn

Đây là những gì mà một trong số các tác giả của chúng ta nói về việc cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi hằng ngày: “Việc lần chuỗi làm cho toàn bộ ngày sống của tôi bình an hơn, như Đức Mẹ đang cùng tôi chiến đấu với những điều tồi tệ.” Mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Tôi ý thức hơn sự hiện diện của Thiên Chúa.” Cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi không xóa đi nỗi đau trong đời sống của bạn, nhưng nó thực sự đưa tới cho bạn vũ khí mạnh mẽ hơn nhiều để chiến đấu với những khó khăn ấy.

6. Bạn ý thức hơn trước cơn cám dỗ

Một trong số lời hứa về chuỗi Mân Côi là: “việc lần chuỗi sẽ giúp phá bỏ những thiếu sót, giảm tội lỗi và đánh bại dị giáo.” Theo kinh nghiệm của tôi, khi tôi cầu nguyện thường xuyên với chuỗi Mân Côi, tôi thấy rằng khoảnh khắc trước khi tôi phạm tội chậm xuống. Theo đó, chẳng hạn nếu tôi muốn trì hoãn hay nói chuyện phàm tục, tôi không làm nó một cách tự động nữa. Tôi nhận thức rằng những hành vi ấy bắt đầu với một cuộc đối thoại trong đầu tôi. Tôi ý thức hơn về cám dỗ trước khi hành động và có thêm thời gian để suy xét tôi có thực sự muốn làm nó hay không. Và khi cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi, tôi bắt đầu nhìn đời sống của mình qua một lối nhìn liên kết với Thiên Chúa và bắt đầu thấy những gì Người muốn cho tôi là tốt lành và tôi cũng muốn cùng một điều Người muốn.

7. Bạn bắt đầu sống biến cố Nhập Thể

Sức mạnh của chuỗi Mân Côi nằm ở trong sự đơn giản của nó. Nó quá đơn giản đến nỗi mà dường như có thể ngu ngốc đối với những bộ óc thông minh. Vậy nên chúng ta thường nghĩ rằng, chúng ta cần phải tìm những giải pháp phức tạp, thông thái và đòi hỏi kiến thức tổng hợp để giải quyết những vấn đề phức tạp, khó khăn. Chúng ta tập trung vào vực thẳm của những vấn đề của mình và tự hỏi làm sao có thể tìm thấy giải pháp với một vấn đề quá lớn như vậy. Chúng ta không cần phải như thế. Thiên Chúa đến thế gian như một em bé nhỏ nhắn, yếu đuối và đơn độc khi sinh ra trong hoàn cảnh khó nghèo. Kinh Mân Côi quá đơn giản tới mức mà nó có thể cầu nguyện trong bất cứ hoàn cảnh nào, đó là vũ khí mạnh mẽ nhất của đời sống cầu nguyện mà chúng ta có.

“Chẳng có vấn nạn nào mà chúng ta lại không thể được giải quyết bởi chuỗi Mân Côi, dầu có khó khăn đến đâu, dẫu là vấn đề thuộc thế gian hay trời cao, trong đời sống cá nhân hay gia đình.” Sr. Lucia (một trong các thị nhân Đức Mẹ Hiện ra tại Fatima).                                                                                              

Tác giả : Ruth Baker

Joseph Trần Ngọc Huynh, S.J. chuyển ngữ


MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN

Chuỗi hạt Mân Côi với nhà bác học Louis Pasteur

Trên chuyến xe lửa từ Paris xuống mìền nam nước Pháp. Hành khách đông nghẹt, ồn ào, kẻ lên người xuống, hàng hóa ngổn ngang. Một chàng sinh viên khoa học đang cố gắng len lỏi tìm chỗ ngồi. Bất giác chàng thấy một cụ già đang ngồi lâm râm lần hạt Mân Côi. Chàng liền đến ngồi bên cụ, thực chất là để xem cụ già lẩm cẩm này làm cái gì, thời buổi văn minh bây gìờ mà còn ngồi đọc mấy cái kinh nhảm nhí. Chàng mở to tờ bào khoa học có đăng hình nhà bác học Louis Pasteur, đang nghiên cứu về một đề tài bàn luận về vi trùng học. Anh vội chạy lại vỗ vai ông cụ, và nói: Bác có cần sách báo gì để đọc, cho cháu địa chỉ, cháu sẵn sàng gửi đến cho bác. Thời nay văn minh rồi, ai còn tụng niệm như bác nữa. Ông cụ gật đầu, đọc hết kinh kính mừng, cụ mở ví ra , rút một tấm danh thiếp đưa cho chàng sinh viên. Chàng cầm tấm danh thiếp và đọc: “ Bác Học Louis Pasteur, Giám Đốc Viện nghiên cứu vi trùng học quốc tế, Giáo sư chuyên khoa Đại Học hoá học và sinh vật học.” Chàng sinh viên bật ngửa, kêu to lên: thì ra đây là một vị đại Giáo sư mà mình đang là học trò của ông. Chàng lìền so sánh hình chụp trong tờ báo khoa học, và hình ông cụ nhà quê đang ngồi lần chuỗi Mân Côi, thì giống y chang. Chàng liền quỳ xuống bên cạnh ông cụ, xin lỗi, và cúi hôn chuỗi hạt Mân Côi mà cụ đang cầm trong tay. Rồi chàng trở về chỗ ngồi , nét mặt đăm chiêu, suy nghĩ, và hối hận….Còn ông cụ vẫn tiếp tục lần chuỗi Mân Côi….

Ngưòi đời thường có quan niệm: Càng văn minh, người ta càng xa Chúa. Nhưng ngược lại nhiều nhà Bác học trứ danh lại càng tin theo Chúa. Cũng như phi hành gia không gian Mỹ khi đặt chân lên cung trăng, Ông càng thấy vũ trụ bao la, và ông càng ca ngợi Thiên Chúa là quyền phép vô cùng.

                                          (Nguồn : 100 truyện tích Mân Côi)


CHÂM NGÔN LỜI CHÚA

Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.     (Mt 6 : 33)