CHÚA NHẬT TUẦN 33 TN – C
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên (Kh 7,14b)

Suy niệm:

…Trong số đoàn người đông đảo đứng trước ngai Thiên Chúa có cả những người thuộc dân tộc Việt Nam; có cả con cháu dòng giống Lạc Hồng. Các ngài đã trải qua những cơn thử thách gian truân, lấy mạng sống của mình để minh chứng cho niềm tin và nay được trở về với Thiên Chúa.

Không bước qua Thập Giá để không chối bỏ đạo dù phải đòn vọt, tra tấn, dù phải chịu tử hình, các vị Tử Đạo Việt Nam đã nêu gương yêu mến Thập Giá để đáp lại tình yêu của Đấng đã chết treo trên ấy bằng chính mạng sống của các ngài…

Nguyện xin các thánh Tử Đạo Việt Nam cầu bầu cho quê hương đất nước được quốc thái dân an. Xin cầu bầu cho Giáo Hội Việt Nam được luôn trung thành với niềm tin, đức cậy và lòng mến trung thành.

(Thánh Gioan Phaolô 2, Giáo Hoàng)

PHỤNG VỤ TRONG TUẦN

17.11 CHÚA NHẬT XXXIII MÙA THƯỜNG NIÊN. Lc 21,5-19. KÍNH TRỌNG THỂ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM. Lc 9,23-26
18.11 Thứ Hai. Cung hiến thánh đường Thánh Phê-rô và Thánh Phao-lô. Lc 18,35-43
19.11 Thứ Ba. Lc 19,1-10
20.11 Thứ Tư. Thánh Phanxicô Nguyễn Cần, Thầy giảng, tử đạo. Lc 19,11-28
21.11 Thứ Năm. Đức Mẹ dâng mình trong Đền Thờ. Lễ nhớ.Mt 12,46-50
22.11 Thứ Sáu. Thánh Xê-xi-li-a, trinh nữ, tử đạo. Lễ nhớ.Lc 19,45-48
23.11 Thứ Bảy. Thánh Clê-men-tê I, Giáo hoàng, tử đạo. Thánh Cô-lum-ba-nô, viện phụ. Lc 20,27-40
24.11 CHÚA NHẬT XXXIV MÙA THƯỜNG NIÊN.CHÚA KI-TÔ VUA VŨ TRỤ. Lễ trọng.Lc 23,35-43

HOẠT ĐỘNG GIÁO XỨ

+ Sách Kinh đọc hàng ngày trong Nhà Thờ đã được hiệu chỉnh lại theo thông báo của Ủy Ban Phụng Tự HĐGMVN. Bắt đầu từ Chúa nhật 17/11 khi đọc kinh, xin cộng đoàn theo dõi trên màn hình để đọc cho đúng.

( Nguồn Ban Thường Vụ)

HỌC HỎI – SỐNG ĐẠO: YOUCAT

246. Ai được ban Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân?

– Chỉ các Giám mục và linh mục được ban bí tích Xức dầu bệnh nhân: chính Chúa Kitô ban qua các vị này, vì các Ngài đã được Truyền chức thánh. [1516 – 1530]

“Khi ban bí tích này, linh mục đọc: “Nhờ việc xức dầu thánh này và nhờ lòng từ bi nhân hậu của Chúa, xin Chúa dùng ơn Chúa Thánh Thần mà giúp đỡ… để Người giải thoát… khỏi mọi tội lỗi, cứu chữa… và thương làm cho… được thuyên giảm”.” – Nghi thức Xức dầu bệnh nhân

* Tuần đến, xin mời suy nghĩ trước247. “Của ăn đàng” nghĩa là gì?

CHÚC MỪNG

+ Chúc Mừng Quý Chức Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Nhân Lễ Bổn Mạng: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (18.11)
+ Chúc Mừng Quý Bà và Chị Em; Ca Đoàn CECILIA Nhân Lễ Bổn Mạng: Thánh CECILIA, Trinh Nữ, Tử Đạo (22.11)

TẢN MẠN – CHIA SẺ ­- GÓP NHẶT

Sứ Điệp ĐTC Nhân Ngày Thế Giới Người Nghèo Lần Thứ 3
Chủ đề: ”Hy vọng của người nghèo sẽ không bị thất vọng” (Tv 9,18)
Từ người nghèo trong Kinh Thánh đến người nghèo ngày nay

ĐTC đã nhắc đến sự kiện tác giả thánh vịnh nhiều lần mô tả thân phận đau thương của người người nghèo và sự kiêu hãnh của những người áp bức họ (Xc vv.22-31). Người nghèo kêu cầu sự phán xét của Thiên Chúa để công lý được phục hồi và sự gian ác bị khắc phục (vv.35-36). Từ những tiền đề đó ĐTC mô tả thảm trạng của nhiều người nghèo ngày nay: những người trẻ thất nghiệp, các nạn nhân của bao nhiêu hình thức bạo lực, từ mại dâm cho đến ma túy, bị tủi nhục trong tận thâm tâm, hàng triệu người di dân trở thành mối lợi thầm ít cho nhiều người bất lương, người nghèo, người di dân, thường bị lợi dụng vào những mục tiêu chính trị, bị phủ nhận tình liên đới và bình đẳng. Bao nhiêu người vô gia cư và bị gạt ra ngoài lề xã hội lê bước trên những đường phố chúng ta.

 Người nghèo sống nhờ các khu đổ rác

ĐTC viết: ”Bao nhiêu lần chúng ta thấy những người nghèo tại các khu phế thải, bới rác để tìm kiếm những đồ bị loại đi hoặc dư thừa, để nuôi sống bản thân hoặc tìm kiếm áo quần để mặc. Chính họ trở nên thành phần của nhân loại bị đối xử như rác rưởi, mà những người đồng loã với tình trạng này không hề cảm thấy mặc cảm tội lỗi nào”.

 Kinh Thánh ca ngợi lòng tín thác của người nghèo

ĐTC nhận xét rằng dù có những thảm cảnh trên đây của người nghèo, tác giả thánh vịnh trình bày một định nghĩa thật đẹp về người nghèo. ”Người nghèo là người tín thác nơi Chúa” (v.11), vì họ tin chắc mình sẽ không bao giờ bị bỏ rơi. Trong Kinh Thánh, người nghèo là người có lòng tín thác!”. ĐTC nhấn mạnh rằng những điều trên đây càng biểu lộ sự cao cả của Thiên Chúa khi Ngài đứng trước một người nghèo. Sức mạnh sáng tạo của Chúa vượt quá mọi mong đợi của con người .. Chính niềm tín thác nơi Chúa, chính sự xác tín mình không bị bỏ rơi, gợi lại niềm hy vọng. Người nghèo biết rằng Thiên Chúa không thể bỏ rơi họ, vì thế họ luôn sống trước sự hiện diện của Chúa Đấng nhớ đến họ.”

Ảo tưởng an ninh từ các tường thành và hàng rào

  Như ám chỉ đến những chính sách ngăn chặn người nghèo và người di dân tại một số nơi trên thế giới hiện nay, ĐTC viết:

 ”Người ta có thể xây bao nhiêu bức tường và chặn các lối vào để có ảo tưởng mình được an ninh với những giàu sang của mình, gây thiệt hại cho những người bị bỏ ở ngoài. Nhưng sẽ không mãi mãi như thế. ”Ngày của Chúa”, như được các ngôn sứ mô tả (Xc Am 5,18; Is 2-5, Gl 1-3), sẽ phá hủy các hàng rào được dựng lên giữa các nước và thay thế sự kiêu hãnh của một thiểu số bằng tình liên đới của bao nhiêu người. Tình trạng bị gạt ra ngoài lề của hàng triệu người không thể kéo dài nữa. Tiếng kêu của họ gia tăng và bao trùm cả trái đất. Như cha Primo Mazzolari đã viết: ”Người nghèo là một sự phản đối liên tục chống lại những bất công của chúng ta. Người nghèo là thùng thuốc súng. Nếu lửa được dí vào, thì cả thế giới sẽ nổ tung”.

 Sứ mạng của Giáo Hội và mỗi tín hữu đối với người nghèo

Trong sứ điệp, ĐTC cũng nhắc đến sứ mạng của Giáo Hội và mỗi tín hữu đối với người nghèo. Ngài viết: ”Trong sự gần gũi với người nghèo, Giáo Hội khám phá thấy mình là một dân tộc, rải rác trong các dân nước, có một ơn gọi làm sao để không một ai bị cảm thấy là xa lạ hoặc bị loại trừ, vì Giáo Hội liên kết tất cả mọi người trong một hành trình cứu độ chung. Thân phận người nghèo bó buộc chúng ta không được xa cách Thân Mình của Chúa đang đau khổ trong người nghèo. Đúng hơn, chúng ta được kêu gọi động chạm đến thân mình của Chúa, để đích thân tham gia vào một việc phục vụ cũng là một công cuộc loan báo Tin Mừng thực sự”. (Rei 12-6-2019)

(G.. Trần Đức Anh OP – Vatican)

Lạy Chúa, 
việc tông đồ của con phải là việc tông đồ diễn tả lòng tốt.
để khi thấy con, người ta phải nói:
vì anh này tốt quá, nên đạo của anh phải là đạo tốt”. 
Và nếu có ai hỏi con tại sao con lại hiền lành và tốt như  thế,
con sẽ trả lời vì con là tôi tớ của một Đấng tốt hơn con nhiều.
Chớ chi bạn biết được Chủ Giêsu của tôi tốt biết bao!” 
Con muốn sống thật tốt để người ta có thể nói:
Nếu tôi tớ mà  tốt như vậy, thì Chủ sẽ tốt đến thế nào!” 
(Chân phước Charles Foucauld)

Dù rất chua chát nhưng sự thật
là, nhà ở có sửa to, rộng hơn
thế nào đi nữa cũng chỉ là nơi
ở tạm thời. Cái quách sành mới
là nhà ở vĩnh hằng của tất
cả chúng ta. Thế nên, nhà
rộng chẳng bằng tâm rộng,
tấm lòng rộng mở, bề ngoài an
yên không bằng cõi lòng an yên.
(st)