PHỤNG VỤ LỜI CHÚA
CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN A. 12/02/2017
“Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.” (Mt 5,20)
Suy niệm: Các kinh sư và biệt phái là những người giữ luật rất đúng, và cũng rất kiên định tới mức trở thành câu nệ hình thức cứng nhắc, khắt khe. Là bậc thầy trong dân, thay vì dạy dân sống tinh thần của Giao Ước thì, qua cách sống của mình, họ làm cho mọi người nghĩ rằng đức công chính chỉ gói gọn trong việc chu toàn lề luật. Chúa Giê-su đòi hỏi các môn đệ không dừng lại ở những việc làm vụ hình thức mà phải “công chính hơn”tới mức hoàn thiện “như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48); cụ thể là:
Quan niệm sai lầm và hẹp hòi về đức công chính vẫn tiếp tục trong chúng ta, nếu bạn và tôi vẫn cứ coi việc sống đạo chỉ là đi nhà thờ, xem lễ và giữ những việc luật buộc. Đức công chính của người môn đệ Chúa Ki-tô đòi hỏi chúng ta vượt qua những hình thức bên ngoài để đạt đến điều cốt lõi là “Mến Chúa yêu người.”
PHỤNG VỤ TRONG TUẦN
12.02 : Chúa Nhật 6 THƯỜNG NIÊN A. Mt 5, 17-37.
13.02 : Thứ hai. Mc 8,11-13. Thánh Phaolô Lê Văn Lộc, Linh mục, tử đạo 1859. Thánh Lôrensô Nguyễn Văn Hưởng, Linh mục, tử đạo 1856.
14.02 : Thứ ba. Thánh Xy-ri-lô, đan sĩ và Thánh Mê-tô-đi-ô, Giám mục. Lễ nhớ. Mc 8,14-21.
15.02: Thứ tư. Mc 8,22-26
16.02 : Thứ năm. Mc 8,27-33
17.02: Thứ sáu. Thành lập dòng Tôi Tớ Đức Trinh nữ Maria. Mc 8,34-9,1
18.02: Thứ bảy. Mc 9,2-13
19.02 : Chúa Nhật 7 THƯỜNG NIÊN A. Mt 5,38-48
HỘI THÁNH ĐÓ ĐÂY
* Vatican. Đức hồng y Quốc vụ khanh Toà Thánh, đặc sứ của Đức giáo hoàng Phanxicô tại Lourdes (Lộ Đức). Đức hồng y Quốc vụ khanh Toà Thánh Pietro Parolin đã được Đức giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm đặc sứ cho ngài tại Lourdes (Lộ Đức) trong Ngày Thế giới các Bệnh nhân lần thứ 25, cử hành vào ngày thứ Bảy 11 tháng Hai 2017 với chủ đề: “Ngỡ ngàng về điều Thiên Chúa đã thực hiện: ‘Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những điều trọng đại’ (Lc 1,49)”.
Đức hồng y Parolin sẽ lưu lại thành phố của Đức Mẹ trong ba ngày, từ ngày 10 đến 12 tháng Hai.
Tham dự lễ kỷ niệm các cuộc hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria với Bernadette tại Lourdes, dự kiến có gần 10.000 khách hành hương và 500 linh mục.
Tại Lourdes, những người cao niên nhất nhớ lại chuyến viếng thăm của Đức hồng y Angelo Roncalli vào năm 1956, đến với tư cách đặc sứ để làm phép ngôi nhà thờ Thánh Piô X dưới lòng đất. Mấy tuần sau đó, Đức hồng y Roncalli đã trở thành Giáo hoàng Gioan XXIII. Còn Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, khi đang phục hồi sức khoẻ sau mưu toan ám sát ngài ngày 13 tháng Năm 1981, đã cử đặc sứ là Đức hồng y Gantin đến Lourdes trong dịp Đại hội Thánh Thể Quốc tế tại đây.
Giữa một lịch trình rất bận rộn, sau khi đi châu Phi và trước khi thực hiện một sứ mạng ngoại giao ở châu Âu, Đức hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh sẽ dành ba ngày viếng thăm thành phố của Đức Mẹ. Ngài sẽ đến Paris vào chiều tối thứ Năm 9 tháng Hai để hôm sau đi Lourdes. “Nhân vật số hai” của Vatican từ chối mọi hình thức tiếp đón theo nghi thức ngoại giao dành cho các nhân vật ở cấp của ngài (tương đương với người đứng đầu chính phủ), và chỉ coi việc ghé ngang thủ đô nước Pháp như là “quá cảnh”.
Tại Lourdes, Đức hồng y Parolin sẽ chủ sự Thánh lễ quốc tế vào sáng thứ Bảy 11 tháng Hai, sau đó ngài cử hành bí tích Xức dầu bệnh nhân. Vị đại diện của Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc chuyến viếng thăm nước Pháp với cuộc gặp gỡ Đức hồng y Roger Etchegaray vào Chúa nhật 12/02; sau đó trở về Roma mà không ghé lại Paris. (hdgmvietnam.org)
* Vatican. Người Công giáo và người Tin Lành Luther trên đường hiệp nhất. Lễ kỷ niệm 500 năm cuộc Cải cách Tin Lành đem lại cho người Công giáo và Tin Lành Luther một cơ hội để tiếp tục tiến bước, hướng đến sự hoà giải và hiệp nhất Kitô giáo trọn vẹn: đó là thông điệp của Đức giáo hoàng Phanxicô nhắn nhủ phái đoàn đại kết đến từ Đức, do Đức hồng y Reinhard Marx, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, và Giám mục Tin Lành Heinrich Bedford-Strohm, Chủ tịch Liên hiệp các Giáo hội Tin Lành ở Đức (EKD), dẫn đầu.
Đức giáo hoàng Phanxicô nói: Những thách đố hiện nay về đức tin và luân lý mà các Giáo hội của chúng ta đang phải đối mặt thúc đẩy chúng ta nỗ lực và gia tăng hợp tác hơn nữa trong việc phục vụ người nghèo và bảo vệ hành tinh của chúng ta. Trong giai đoạn có những chia rẽ nghiêm trọng và các hình thức loại trừ mới, chúng ta được Chúa thúc giục đi theo con đường của sự hiệp nhất và hoà giải.
* Chính Tòa: TB Số 13 TB/GXCT/2016-2017
GIÁO HUẤN (Trích Niềm Vui Của Tình Yêu)
Hướng dẫn những người đính hôn trong hành trình chuẩn bị hôn nhân (tt)
“Việc chuẩn bị gần cũng như việc đồng hành lâu dài phải làm sao cho đôi bạn không xem việc cưới nhau xong là chấm dứt cuộc hành trình, nhưng xem hôn nhân như một ơn gọi đưa họ tiến về phía trước, với một quyết tâm chắc chắn và thực tế cùng nhau vượt qua mọi thử thách và khó khăn. Mục vụ tiền hôn nhân và mục vụ hôn nhân trước hết phải là một mục vụ của hôn ước, mang lại các yếu tố giúp cho tình yêu đôi bạn trưởng thành và vượt qua những lúc gian nan. Việc đó không chỉ là truyền cho họ những xác tín về đạo lí, cũng không thể giản lược vào các nguồn linh đạo quí giá mà Hội thánh luôn cống hiến, nhưng còn phải có những chương trình thực tế, những lời khuyên được đem ra áp dụng, các chiến lược rút ra từ kinh nghiệm, hướng dẫn tâm lí. Tất cả những điều này làm nên một đường lối sư phạm của tình yêu không thể bỏ qua sự nhạy cảm hiện nay của người trẻ, để có thể động viên họ từ bên trong. Đồng thời, trong khi chuẩn bị cho những người đính hôn, chúng ta cần chỉ cho họ những nơi chốn và con người, những nhà tham vấn hoặc những gia đình sẵn sàng giúp đỡ, để họ có thể chạy đến tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp khó khăn.” Niềm Vui của Tình Yêu, số 211
HỌC HỎI – SỐNG ĐẠO: YOUCAT
– Chúa Giêsu Kitô là Chúa của cả vũ trụ và Chúa của lịch sử, vì nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Tất cả mọi người được Chúa cứu chuộc, và đều được Người dẫn dắt. [668-674, 680]
– “Chúa ở bên trên ta” và Chúa là Đấng duy nhất mà ta quỳ gối thờ lạy; Người ở bên ta, và Chúa là đầu Hội Thánh của Người, trong Hội Thánh đó Nước Thiên Chúa đang bắt đầu ngay từ bây giờ, và Người ở trước mặt ta, làm chủ của lịch sử; làm cho lực lượng của tối tăm cuối cùng chịu thất bại và số phận của thế giới được hoàn thành theo chương trình của Thiên Chúa; Người đến để gặp gỡ ta trong oai nghi, vào ngày mà ta không biết, để đem trái đất và cuộc đổi mới và hoàn thành. Ta có thể khám phá Chúa gần gũi ta trước hết là trong Lời Chúa, khi lãnh nhận các Bí tích, trong việc chăm sóc người nghèo và trong lúc hai hoặc ba người tập họp với nhau nhân danh Người (Mt 18,20) → 157, 163
Vì trong Người muôn vật được tạo thành trên trời cũng như dưới đất hữu hình và vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới; tất cả đều do Thiên Chúa tạo dụng nhờ Người và cho Người. – Cl 1,16
* Tuần đến, xin mời suy nghĩ trước: 111. Đến ngày tận thế sẽ ra như thế nào?
TẢN MẠN – CHIA SẺ
Mùa Xuân nói gì?
Xuân bao nhiêu tuổi nhỉ? Chẳng biết nữa, chỉ biết vũ trụ bao nhiêu tuổi thì có bấy nhiêu mùa Xuân. Nhưng chưa thấy ai nói mùa xuân già cỗi cả.
Xuân có biết người ta sống thế nào trên trái đất này? Biết hết, vì chẳng nơi nào mà chẳng có mùa xuân đi qua. Xuân chứng kiến hết thảy, người giàu sang và người nghèo khó, vùng mandi hay xứ sở tự do.
Bạn muốn có bao nhiêu mùa xuân đến trong năm? như cây xanh bốn mùa thay lá, Xuân chỉ đến một lần rồi đi, một lần trong năm.
Bạn chẳng muốn mùa xuân đến chút nào? không, xuân vẫn đến dù bạn có muốn hay không. Chẳng ai cản được mùa xuân đến, không ai thúc được mùa xuân đi nhanh hơn. Xuân vẫn đi như cuộc đời vẫn trôi đi như thế.
Vậy tại sao mùa xuân đến không mang lại sự nhàm chán…?
Đơn giản vì Xuân không mang theo kinh nghiệm của người già, Xuân không mang theo sự hiểu biết của người từng trải… Xuân luôn mang hình ảnh của cô gái xuân thì.
Xuân đến luôn mang khuôn mặt của sự tươi mới, trẻ trung, đơn sơ và đầy sức sống…
Bao giờ được như mùa xuân…
Cùng chúc nhau được như vậy. (VD)