Logo chuyến viếng thăm Thái Lan

Phòng Báo chí Tòa Thánh cũng thông báo các logo và khẩu hiệu của chuyến viếng thăm tại hai nước Thái Lan và Nhật Bản.

Khẩu hiệu

Khẩu hiệu của chuyến viếng thăm Thái Lan: “Các môn đệ của Chúa Kitô … Các môn đệ truyền giáo”, là lời mời gọi nhân biến cố quan trong: năm 2019 kỷ niệm 350 năm thành lập Giáo phận Đại diên Tông tòa Xiêm La (thành lập năm 1669).

Logo

Logo của chuyến viếng thăm Thái Lan cũng diễn tả sự kiện đáng ghi nhớ này:
– Hình ĐTC Phanxicô, dường như đang mỉm cười và chúc lành, với các dòng chữ:
– Cuộc viếng thăm Thái Lan của Đức Giáo Hoàng Phanxicô 20-23/11/2019; kỷ niệm 350 năm thành lập Miền truyền giáo “Xiêm La” 1669-2019.
– Bên dưới hình ĐTC có hình con tàu biểu tượng của việc loan báo Tin Mừng. Trên tàu có hình cột buồm thánh giá với 3 cánh buồm biểu tượng cho Chúa Ba Ngôi, Đấng hướng dẫn các nhà truyền giáo của Miền truyền giáo “Xiêm La”
– Nâng đỡ con tàu là hình bàn tay với hình Thánh giá vàng. Thánh giá vàng có nghĩa là Giáo hội Thái Lan phải làm chứng cho Tin Mừng; bàn tay biểu tượng cho bàn tay của Đức Trinh nữ Maria, người đã bảo vệ các nhà truyền giáo trong quá khứ và tiếp tục bảo trợ Giáo Hội trong hiện tại.
– Hình cuốn sách mở: có ý nghĩa là việc báo Tin Mừng phải dựa trên Lời Chúa.

Logo chuyến tông du của ĐTC Phanxicô tại Nhật Bản

Ngày 13/9 Phòng Báo Chí Tòa Thánh loan tin: ĐTC Phanxicô sẽ thực hiện chuyến tông du đến Nhật Bản từ ngày 23 đến 26 tháng 11 năm 2019

Logo của chuyến viếng thăm

Ngọn lửa với ba màu hiệp nhất: Màu đỏ tượng trưng các Thánh Tử đạo là nền tảng của Giáo hội tại Nhật Bản. Màu xanh da trời tượng trưng Đức Mẹ ôm lấy toàn thể nhân loại như những người con của Mẹ. Màu xanh lá diễn tả thiên nhiên phong phú của đất nước, thể hiện sứ mệnh loan báo Tin Mừng hy vọng. Vòng tròn màu đỏ tượng trưng mặt trời bao phủ cuộc sống với tình yêu.

Khẩu hiệu của chuyến tông du của ĐTC tại Nhật Bản là “Bảo vệ Mọi Sự sống”.

Chủ đề chuyến viếng thăm của ĐTC tại Nhật được trích dẫn ở phần cuối “Lời cầu nguyện cho trái đất chúng ta” trong Thông điệp Laudato Si’.
Mỗi người được trao ban sự sống là hình ảnh của Thiên Chúa, và được dẫn dắt tiến đến quê hương vĩnh cửu cùng với toàn thể nhân loại. Thế giới này cũng được Thiên Chúa thiết kế và duy trì “để được sống trong” (Is. 45,18). Bởi vậy để “bảo vệ trọn sự sống”, chúng ta không chỉ tôn trọng nhân phẩm mà cả môi trường.

Tuy nhiên, trái đất “ngôi nhà chung của chúng ta” đang bị con người chà đạp và đang rên rỉ vì đau đớn. Những tiếng kêu than này quyện lẫn với đau khổ của những người bị bỏ rơi trên thế giới. Hiện nay, ở Nhật cũng vậy, bên cạnh những vấn đề kinh tế, môi trường, quan hệ với các nước láng giềng, có rất nhiều vấn đề liên quan đến cuộc sống và hòa bình. Ngoài ra, việc khôi phục những hậu quả do thiên tai và nhà máy hạt nhân vẫn còn là vấn đề dai dẳng.

Giáo hội Nhật Bản đang nỗ lực bảo vệ mọi sự sống và đáp ứng các vấn đề liên quan đến cuộc sống con người. Chủ đề chuyến viếng thăm này của ĐTC Phanxicô thể hiện quyết tâm loan báo Tin Mừng của chúng ta về một cuộc sống do Chúa ban tặng, cầu nguyện và làm việc cho hòa bình của Chúa Kitô.

Nguồn: Vatican News