CHÚA NHẬT I MÙA CHAY
Đức Giê-su đã ăn chay bốn mươi ngày và chịu cám dỗ. (Mt 4,2)
Suy gẫm: Chúa Giêsu đã tìm thấy sức mạnh ở đâu để sống sót trong điều kiện khắc nghiệt của sa mạc và sự quyến rũ của Satan?
Satan chắc chắn sẽ cám dỗ chúng ta và sẽ cố gắng hết sức để khiến chúng ta chọn ý muốn của chúng ta mà không theo ý Chúa. Nếu không thể khiến chúng ta từ bỏ đức tin hoặc tội lỗi của mình, thì Satan sẽ cố gắng để chúng ta đưa ra những lựa chọn sẽ đưa chúng ta, từng chút một, tránh xa những gì Chúa muốn cho chúng ta.
Chúa Giêsu đã bị cám dỗ như chúng ta và Ngài đã chiến thắng tội lỗi không phải bằng nỗ lực của chính mình mà bằng ân sủng và sức mạnh mà Chúa Cha đã ban.
Chúa Giêsu đã sẵn sàng tuôn đổ Thánh Linh của Ngài trên chúng ta để chúng ta có thể có sức mạnh và lòng can đảm mà chúng ta cần để chống lại tội lỗi và từ chối những lời dối trá và sự lừa dối của Satan.
Bạn có dựa vào Chúa/ Lời Chúa để có sức mạnh và sự trợ giúp không?
(Don Schwager / dailyscripture.org)
PHỤNG VỤ TRONG TUẦN
01.03 CHÚA NHẬT I MÙA CHAY. Mt 4,1-11 Quyên Góp Cho Ngân Sách Giáo Phận – Tài Khóa 2020
02.03 Thứ Hai.Mt 25,31-46
03.03 Thứ Ba. Mt 6,7-15
04.03 Thứ Tư. Lc 11,29-32
05.03 Thứ Năm đầu tháng. Mt 7,7-12
06.03 Thứ Sáu đầu tháng. Mt 5,20-26
07.03 Thứ Bảy đầu tháng. Thánh nữ Pê-pê-tu-a và Thánh nữ Fê-li-xi-ta, tử đạo. Mt 5,43-48
08.03 CHÚA NHẬT II MÙA CHAY. Mt 17,1-9
HOẠT ĐỘNG GIÁO XỨ
Trực Phụng Vụ
TUẦN PHỤNG VỤ | G.HỌ PHỤ TRÁCH |
Tuần IMÙA CHAY | Đaminh Cẩm |
Tuần IIMÙA CHAY | Phêrô Lựu |
Tuần IIIMÙA CHAY | Miace Hy |
Tuần IVMÙA CHAY | Augustino Huy |
Chầu Thánh Thể
NGÀY | GIỜ | PHỤ TRÁCH |
Thứ sáu 05/3 | 17g45 | TTV Thánh Thể |
Thứ Năm 12/3 | 17g45 | Vinh Sơn |
Thứ Năm 19/3 | 17g45 | BAXH-Caritas |
Thứ Năm 26/3 | 17g45 | Giới Lão Thành |
HỌC HỎI – SỐNG ĐẠO: YOUCAT
GIÁO HUẤN SỐ 14
TUỔI TRẺ CỦA ĐỨC GIÊSU (tiếp theo)
“Giữa hai trình thuật trên, chúng ta tìm thấy một trình thuật khác giới thiệu Đức Giêsu ở tuổi thiếu niên, khi Người cùng với cha mẹ mình trở về Nadarét sau biến cố lạc mất và tìm thấy trong Đền thờ (x. Lc 2,41-51). Ở đây chúng ta đọc thấy rằng “Người vâng lời cha mẹ” (x. Lc 2,51); Người không phủ nhận gia đình mình. Rồi Luca thêm rằng Giêsu “lớn lên, thêm khôn ngoan và đầy ân sủng trước mặt Thiên Chúa và người ta” (x. Lc 2,52). Tóm lại, đây là một thời gian chuẩn bị, trong đó Đức Giêsu lớn lên trong tương quan với Cha và với tha nhân. Thánh Gioan Phaolô II giải thích rằng Đức Giêsu không chỉ lớn lên về thể lý, mà còn “có một sự trưởng thành tâm linh nơi Đức Giêsu nữa”, vì “sự sung mãn của ân sủng nơi Đức Giêsu tương ứng với độ tuổi của Người: luôn có một sự sung mãn, nhưng đó là một sự sung mãn tăng trưởng khi Người lớn lên”. Từ những gì Tin Mừng nói với chúng ta, ta có thể nói rằng trong những năm tuổi trẻ, Đức Giêsu “rèn luyện”, chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện kế hoạch của Cha. Tuổi thiếu niên và thanh niên của Đức Giêsu đặt Người trên nẻo đường sứ mạng cao cả ấy”. (Tông huấn Đức Kitô hằng sống, các số 26&27).
MỪNG BỔN MẠNG
Chúc Mừng Quý Bà, Chị, Em Nhân Lễ Bổn Mạng-Thánh Nữ Fê-Li-Xi-Ta, Tử Đạo (07.3)
TẢN MẠN – CHIA SẺ – GÓP NHẶT
Ảo Tưởng
Người kia kể lại giấc mơ khủng khiếp như sau:
Tôi thấy mình đứng trước một biệt thự nguy nga. Bước vào trong tôi thấy 2 hành lang với 2 hàng chữ: Bên phải dành cho người công giáo, bên trái dành cho kẻ ngoại đạo.
Theo bảng chỉ dẫn tôi đi theo hành lang bên phải dành cho người công giáo.
Đi được một lúc, tôi thấy mình đứng trước một ngã rẽ khác. Lần này, tôi đọc thấy bảng chỉ dẫn như sau: Bên phải dành cho người có đức tin mạnh, bên trái dành cho kẻ có đức tin yếu kém. Và tôi lại đi theo bên phải.
Đến một ngã rẽ khác tôi lại thấy một bảng chỉ dẫn:Bên phải dành cho người có lòng bác ái, bên trái dành cho những kẻ ích kỷ. Tôi lại chạy bên phải mà đi.
Cuối cùng tôi gặp một bảng chỉ dẫn:Bên phải dành cho những ai có đời sống thánh thiện, bên trái dành cho những kẻ tội lỗi. Một lần nữa tôi cứ chọn bên phải mà đi. Nhưng tôi đang hân hoan rảo bước, thì bỗng một cảnh tượng hãi hùng khủng khiếp hiện ra ở cuối hành lang ấy: cảnh hỏa ngục với muôn vàn hình khổ không lời nào tả xiết. Tôi hoảng hốt kêu rú lên và giật mình thức giấc.
Sau một phút tôi hoàn hồn và tự hỏi: “Phải chăng một cuộc đời sống đạo của tôi cũng chỉ là một giấc mơ hãi hùng”.
(Trích “Món quà giáng sinh”)
Về Gợi Ý Chia Sẻ ‘Nhờ Mẹ Đến Với Chúa Giêsu’Của Bản Tin Giáo Xứ số 513/2020
Gợi ý chia sẻ của Bản Tin Giáo Xứ ở đề mục Nhờ Mẹ Đến Với Chúa Giêsu đưa ra vấn đề: ngữ nghĩa trong câu kinh, lời hát. Khi nghe, đọc có thể bị lầm lạc với việc tôn thờ Đức Mẹ thay vì tôn thờ Thiên Chúa, trái nghịch đức tin Công giáo.
1. ‘Kinh nguyện gia đình và gia lễ công giáo (2016)’ đã được các Đức Cha Tổng Giám mục Phaolô, Giám mục Giuse Chủ tịch Ủy ban Giáo lý Đức tin chuẩn ấn, phát hành với lời giới thiệu của Trưởng ban nghiên huấn của UB Mục Vụ Gia Đình (Sách đang bán tại Nhà sách Chính Tòa). Sách kinh được các Giám mục đánh giá tốt, khuyến khích sử dụng rộng rãi trong các gia đình công giáo nhằm mục đích giúp anh chị em Kitô hữu nắm vững đạo lý đức tin và giáo huấn Hội Thánh, để trung thành với đức tin và đóng góp cho việc loan báo Tin Mừng.
2. Tuyển tập Thánh ca Việt nam Quyển 1 (xuất bản 2010). Ủy Ban Thánh Nhạc Giáo Hội đã mất 4 năm dày công chọn lọc, chỉnh sửa lời ca tiếng hát cho phù hợp với phụng vụ, với đức tin theo thời đại hiện nay.
Sau khi tham khảo, tôi thấy trong sách ‘Kinh nguyện gia đình…’ không có ‘Vì linh hồn Mẹ sáng biết thông minh, nói chẳng hề xiết. Mẹ là Mẹ Thánh biết lẽ học thông. Tinh hơn khỏi thế, Chúa Trời cho Mẹ học ít hay nhiều. Rày con giữ cầm một tấm lòng đơn, gởi mình cậy Mẹ. Từ nầy về sau con dốc một lòng thờ Mẹ Chúa Trời, vì chưng Mẹ cả Thiên Thần người thế…’
Bài hát ‘Tận hiến cho Đức Mẹ’ đã được UBTN hiệu chỉnh như sau: Có Mẹ dắt con, tiến sĩ * lên đường mới. Xây đắp vinh quang nước Cha muôn đời.
Thực tế, hiện nay:
+ Theo sách kinh Giáo xứ, Kinh Cảm Tạ Đức Bà được đọc trong Tháng 5 và Tháng 10.
+ Thánh nhạc Giáo xứ không có sự điều chỉnh nên chúng ta vẫn hát: Nước Mẹ thống trị chiến sĩ lên đường mới… và đã có hội đoàn cải biên thành: Có Mẹ dắt dìu, con tiến lên đường mới.
Vì quá sùng kính, yêu mến Đức Mẹ nên chúng ta vẫn giữ những câu kinh, lời hát đó chăng? Cho dù nội dung không còn phù hợp!
(refi…@gmail.com)
Lời bạt: Phần Lời thưa Trong sách kinh giáo xứ, Ban Phụng vụ đã ghi rõ mục đích cũng như các nguồn tham khảo. Chỉ có Sách Kinh Giáo Phận Quy Nhơn (2008) có Kinh cảm tạ Đức Bà; Giáo dân tại Giáo xứ Chính Tòa Đà Nẵng có quê quán ở Quảng Nam, Huế và nhiều vùng miền khác nhau, (Giáo phận Đà nẵng được thành lập 1963, tách từ Giáo phận Quy Nhơn) nên phần kinh nguyện cũng rất phong phú và các kinh đưa vào sử dụng cũng theo truyền thống. Việc thay đổi rồi cũng sẽ được nghiên cứu thực hiện.
Giáo hội Việt nam đã có những sửa đổi lời kinh tiếng hát cho phù hợp; những tồn tại chắc chắn sẽ từng bước được hiệu chỉnh.
(* có lẽ do lỗi đánh máy: chiến sĩ tiến sĩ.)
(BBT)
Ai hơn ai?
Satan dắc thắng sau khi cám dỗ được Adam và Eva. Trong hình con Rắn, hắn đã khoe khoang với cây ‘Biết thiện biết ác’ rằng:
– Ha Ha…Nhờ ta mà một cây tầm thường như ngươi đã trở nên nổi tiếng. Con người, kiệt tác của Thiên Chúa đã bị ta phá hỏng rồi.
Cây điềm nhiên trả lời: Người đời đặt tên ta là để kể chuyện và lưu lại cho đời biết mưu mô thâm độc của ngươi đấy thôi. Còn ta thì tiếng tăm gì? Cây… vẫn là cây thôi. Và hậu duệ của ta đã giúp Thượng Đế cùng loài người đánh bại ngươi, ngươi có biết không?
– Ngươi nói sao? Có chuyện đó à?
– Phải đấy Satan. Ngươi có biết cây gỗ, con cháu của ta, đã trở thành cây thánh giá giúp Thượng Đế cứu chuộc loài người không? Khi ngươi dụ dỗ một sáng tạo của Thượng Đế sống xa lìa Ngài, thì Thượng Đế lại có cơ hội để tạo dựng lại thế giới xinh đẹp và tốt lành hơn.
Bọt Biển