CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN A

Dâng Chúa Trong Đền Thánh

Chính mắt con được thấy ơn cứu độ. (Lc 2, 30)

Suy gẫm: Nếu bạn đang ở đền thờ và nghe những gì Simeon nói về Hài nhi Giêsu, bạn có tin không? Ngày nay có nhiều người tự xưng là người được Chúa xức dầu thậm chí xưng là Con Thiên Chúa. Làm thế nào để chúng ta có thể kiểm chứng được tính xác thực của những lời tự xưng đó? Nó phải được kiểm chứng  bởi lối sống của họ. Những lời giảng dạy và lối sống của Đức Giêsu khẳng định lời tuyên xưng của Người là Con Một Thiên Chúa. Người gánh lấy tội chúng ta và cứu chúng ta khỏi tội lỗi nhờ sự thương khó, cái chết và sống lại của Người.

Lời tiên tri Simeon là đáng tin vì có Thánh Thần ở với ông, thúc đẩy và hướng dẫn ông lên đền thờ. Chúng ta cần sự hướng dẫn của Thánh Thần cho những nổ lực hằng ngày của chúng ta và chỉ đạo quá trình lịch sử của chúng ta.

Lạy Chúa, xin Thánh Thần Chúa là Thầy Giảng Dạy, Người Hướng Dẫn,  Đấng Bảo Trợ của con.

(Sr. Miriam/ Dairy 2020)

          PHỤNG VỤ TRONG TUẦN

02.02 CHÚA NHẬT IV MÙA THƯỜNG NIÊN. DÂNG CHÚA GIÊ-SU TRONG ĐỀN THÁNH (Lễ Nến). Lễ kính. Ngày cầu nguyện cho đời sống thánh hiến. Lc 2,22-40

03.02 Thứ Hai. Thánh Bla-si-ô, Giám mục, tử đạo; Thánh An-ga-ri-ô, Giám mục  Mc 5,1-20

04.02 Thứ Ba. Mc 5,21-43

05.02 Thứ Tư. Thánh A-ga-ta, trinh nữ, tử đạo. Lễ nhớ. Mc 6,1-6

06.02 Thứ Năm đầu tháng. Thánh Phao-lô Mi-ki và các bạn tử đạo. Lễ nhớ. Mc 6,7-13

07.02 Thứ Sáu đầu tháng. Mc 6,14-29

08.02 Thứ Bảy. Thánh Giê-rô-ni-mô Ê-mi-li-a-nô; Thánh Giô-sê-phi-na Ba-khi-ta, trinh nữ. Mc 6,30-34

09.02 CHÚA NHẬT V MÙA THƯỜNG NIÊN. Mt 5,13-16

HOẠT ĐỘNG GIÁO XỨ

Trực Phụng vụ

TUẦN PHỤNG VỤ G.HỌ PHỤ TRÁCH
Tuần IV TN Anrê Trông
Tuần V TN Giuse Khang
Tuần VI TN Đaminh Khảm
Tuần VII TN Phaolô Lộc

Chầu Thánh Thể

NGÀY GIỜ PHỤ TRÁCH
Thứ năm 06/2 17g45 Legio Mariae
Thứ sáu 07/2 19g30 Ban Thường Vụ
Thứ năm 13/2 17g45 Phan Sinh
Thứ năm 20/2 17g45 P. H Giáo Lý
Thứ năm 27/2 17g45 T.T Hôn Nhân

HỌC HỎI – SỐNG ĐẠO: YOUCAT

GIÁO HUẤN SỐ 10

LỜI THIÊN CHÚA NÓI GÌ VỀ NGƯỜI TRẺ? (tiếp theo)

“Mặt khác, trong Tin Mừng Mátthêu chúng ta gặp một chàng trai trẻ (x. Mt 19,20.22) đến gặp Đức Giêsu và hỏi xem mình còn có thể làm gì nữa (c.20); ở đây, anh cho thấy tinh thần cởi mở của chất trẻ, muốn kiếm tìm những chân trời mới và những thách đố lớn lao. Nhưng thực sự tinh thần của anh không được trẻ trung như thế, vì anh đã bị cột chặt vào của cải và những tiện nghi. Anh nói rằng anh muốn điều gì đó, nhưng khi Đức Giêsu đề nghị anh quảng đại chia sẻ tài sản của mình, thì anh nhận ra anh không thể buông bỏ mọi thứ mà mình đang có. Cuối cùng, “nghe những lời ấy, người thanh niên buồn rầu bỏ đi” (c.22). Anh đã đánh mất sự trẻ trung của mình”. (Tông huấn Đức Kitô hằng sống, số 18).

TẢN MẠN – CHIA SẺ ­- GÓP NHẶT

Chầu Thánh Thể: Ý Nghĩa

1. Tôn thờ Thiên Chúa

Hành vi thờ phượng Thiên Chúa Ba Ngôi tuyệt hảo nhất là chính thánh lễ. Khi bánh và rượu trở thành Mình và Máu Thánh Chúa, chủ tế nâng Bánh thánh và Chén thánh cho cộng đoàn chiêm ngắm, rồi cùng với cộng đoàn cúi đầu thờ lạy Người.

2.  Bí tích Thánh Thể được nối dài

Tôn thờ Thánh Thể là sự nối dài của Bí tích Thánh Thể; việc đặt và chầu Thánh Thể ngay sau thánh lễ, nhất là khi chầu chung, nhằm biểu lộ đức tin công khai của Giáo Hội vào sự hiện diện đích thực của Chúa Kitô trong Thánh Thể, dù thánh lễ đã kết thúc.

3. Sự hiện diện đích thực tuyệt hảo của Chúa Kitô

Ngoài những hình thức hiện diện đích thực Chúa Kitô: qua Lời của Người, qua các Bí tích… thì trong Thánh Thể lại có sự hiện diện đích thực tuyệt hảo của Chúa Kitô.

4. Kết hiệp với Chúa Kitô

Chúa Kitô Thánh Thể mà chúng ta tôn thờ cũng là Đấng mà các tín hữu khắp nơi trên thế giới đang tôn thờ, và cũng là Đấng mà các thánh, ông bà tổ tiên trải qua bao thế kỷ đã tôn thờ. Như vậy, chầu Thánh Thể kết nối mọi Kitô hữu với Chúa Kitô trong cả không gian và thời gian !

5. Chúng ta dâng chính mình cho Chúa

Giờ chầu Thánh Thể không phải là lúc chúng ta cảm tạ Chúa về sự công chính và những công trạng của mình và chỉ cầu nguyện cho “người khác”, là những kẻ tội lỗi… Nhưng trước Thánh Thể, chúng ta nhận ra mình là kẻ nghèo hèn và tội lỗi, và khi nhận ra rằng không có Người, chúng ta chẳng làm gì được, chúng ta khiêm tốn để Người cứu, chữa lành và hoán cải chúng ta.

6. Loan báo Tin Mừng

Khi tôn thờ Thánh Thể, chúng ta chiêm ngưỡng chính Chúa Giêsu Kitô hiện diện trong yên lặng và khiêm nhường, Đấng đã yêu thương chúng ta “đến cùng” và hiến mình cho chúng ta và chúng ta càng muốn chia sẻ điều ấy với những người chung quanh chúng ta.

7. Viễn tưởng việc thờ phượng Chúa trên thiên đàng

Trên trần gian, Chúa Kitô ẩn mình qua hình bánh. Còn trên thiên đàng, chúng ta sẽ thấy trực tiếp Người trong vinh quang rực rỡ. Vậy sự thờ phượng Thánh Thể chuẩn bị cho chúng ta sự chiêm ngưỡng vĩnh cửu.

* Về mặt Phụng vụ: Trong giờ chầu Thánh Thể, ta nên đọc Lời Chúa, diễn giảng hoặc suy niệm về Thánh Thể, đọc các lời nguyện, lời kinh, thánh ca về Thánh Thể, đọc Giờ kinh phụng vụ và dành những giây phút thinh lặng. Tất cả đều quy hướng về Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể để tôn thờ Người. Vì thế, tránh các suy niệm về Đức Mẹ, thánh Giuse, thánh Bổn mạng… 

Ngoài ra, ta có thể đọc kinh Mân Côi, nhưng không được hát các bài thánh ca (hoặc đọc kinh) về Đức Mẹ hoặc về các thánh. Tất cả các bài thánh ca đều quy về Chúa Kitô. Dĩ nhiên, không nên đặt Mình Thánh chỉ để đọc kinh Mân Côi.

(Nguồn:gpcantho)

Gã Si Tình Bép Xép

Một gã si tình đeo đẳng trong nhiều tháng trời, để rồi thất bại vì bị khước từ đau đớn. Cuối cùng, người yêu đã nhượng bộ và nói: “Anh hãy đến chỗ đó, vào ngày giờ đó.”

Vì vậy cuối cùng gã si tình được ngồi bên cạnh người yêu. Chàng lấy ra một chồng thư tình đã viết cho nàng trong nhiều tháng qua. Đó là những lá thư nồng cháy, nói lên nổi đau đớn ê chề và sự ao ước nồng nàn. Chàng bắt đầu đọc lớn tiếng. Nhiều phút trôi qua và chàng cứ đọc, đọc mãi.

Cuối cùng, cô gái la lớn: “Anh đần độn đến mực nào? Các thư tình đó nói về nổi lòng mong ước của anh. Được lắm, nầy đây, cuối cùng em đang ngồi với anh mà anh cứ mải miết đọc những bức thư nhảm nhí đó.”

Chúa nói: “Nầy Cha đang ở bên cạnh con mà con cứ suy tưởng về Cha ở trong đầu óc con, nói về Cha với miệng lưỡi con và truy tầm Cha trong sách vở của con. Chừng nào con mới lặng thinh để thấy được Cha?

(The Song Of The Bird)

Tôi trồng, anh A-pô-lô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên.(1Cr3,6)

Một vị linh mục nọ qua đời, và được đưa đến trước mặt thánh Phêrô để làm một thẩm tra. Thánh Phêrô hỏi:

– Ở dưới thế cha làm được điều gì?

Vị linh mục nhanh nhẹn và tự hào trả lời:

– Thưa thánh Phêrô, con xây được một ngôi thánh đường lớn.

Thánh nhân lấy bút ghi trên giấy: Một điểm.

– Cha còn làm được gì nữa?

– Dạ, con còn xây một trường học cho một ngàn học sinh.

Thánh Phêrô ghi tiếp: một điểm.

– Và gì nữa?

Vị linh mục bắt đầu suy nghĩ, rồi trả lời:

– Dạ, con công tác nhiều vào các công việc xã hội, từ thiện.

Thánh Phêrô ghi thêm: một điểm.

– Còn gì nữa? Thánh Phêrô hỏi tiếp.

Lần này vị linh mục lo lắng hỏi thánh Phêrô:

– Dạ thưa thánh cả Phêrô, được bao nhiêu điểm thì vào thiên đàng?

Thánh Phêrô vui vẻ trả lời: một ngàn điểm.

Nghe nói thế, vị linh mục bỗng chột dạ, nghĩ thầm: “Chết mình rồi, làm sao có được chừng ấy điểm đây?” Nếu có moi óc kể tất cả các sự việc mình làm ở dưới thế e cũng không đủ…”

Và vị linh mục bắt đầu lo sợ, rồi thất vọng, không còn tự tin.

Trong lúc đó, thánh Phêrô nhắc lại:

– Cha còn làm được điều gì nữa, cứ kể hết đi!

Với giọng nói nhuốm màu sắc khiêm tốn và lo sợ, vị linh mục nói:

– Thưa thánh Cả, NHỜ ƠN CHÚA con cũng làm được đôi ba việc nhỏ.

Nghe vậy, thánh Phêrô lấy bút ghi ngay: một ngàn điểm. Ngài nói:

– Thế là cha được một ngàn lẻ ba điểm rồi đấy. Cha đã dư được ba điểm. Mời cha vào!