212. Bữa Tiệc của Chúa Giêsu với chúng ta được gọi tên là gì và có ý nghĩa gì?
– Có nhiều tên gọi khác nhau giúp ta hiểu về mầu nhiệm phong phú của hiến tế thánh này: Thánh Lễ, Hy Lễ, Bữa Tiệc của Chúa, Bẻ Bánh, Cuộc Tập họp Tạ ơn, Cuộc Tưởng nhớ sự Khổ nạn, sự chết và sống lại của Chúa, Phụng vụ Thần Thánh, Mầu nhiệm thánh, Hiệp lễ thánh. [1328 – 1332]
? Hiến tế thánh, thánh lễ, hy lễ: hiến tế duy nhất của Chúa Kitô đã được hoàn tất và vượt trên mọi hiến tế, hiến tế ấy có mặt trong cử hành Thánh Thể. Hội thánh và các tín hữu hiệp nhất với nhau bằng lễ vật riêng trong hiến tế của Chúa Kitô.
? Bữa tiệc của Chúa: mỗi cử hành Thánh Thể luôn luôn là bữa tiệc ly duy nhất mà Chúa đã cử hành với các môn đệ, và đồng thời cũng là cử hành trước bữa tiệc mà Chúa sẽ cử hành vào thời sau hết với nhân loại đã được cứu rỗi. Không phải chúng ta là những con người đã làm nên lễ, mà là chính Chúa mời gọi chúng ta đến lễ, còn Chúa thì có mặt ở đó cách mầu nhiệm.
? Bẻ bánh: đây là nghi lễ cổ xưa trong bữa ăn của Do Thái mà Chúa Giêsu dùng trong bữa tiệc ly cuối cùng để bày tỏ Người tự nộp mình vì chúng ta (Rm 8,52). Sau khi sống lại các môn đệ nhận ra Người lúc bẻ bánh. Vì thế các Kitô hữu thời đầu tiên dùng “bẻ bánh” để chi việc cử hành phụng vụ của Tiệc ly.
? Cuộc tập họp tạ ơn: Việc cử hành bữa tiệc của Chúa cũng được thực hiện trong tập họp các tin hữu để tạ ơn Chúa, đây là biểu lộ hữu hình về Hội Thánh.
? Tưởng nhớ cuộc khổ nạn, sự chết và sống lại của Chúa: Khi cử hành Thánh Thể, cộng đoàn không tôn vinh chính mình, cộng đoàn luôn luôn khám phá và tôn vinh cuộc vượt qua cứu độ của Chúa Giêsu sang cõi sống, nhờ việc chết và sống lại của Người ngay trong thời hiện tại này.
? Phụng vụ thần thánh, mầu nhiệm thánh: Việc cử hành Thánh Thể tập hợp Hội Thánh trên trời và dưới đất trong một lễ. Nên người ta gọi là bí tích cực thánh vì trong các lễ vật được dâng lên có Chúa Giêsu hiện diện, đó là điều thánh thiêng nhất trên thế giới.
? Hiệp lễ thánh: gọi là hiệp lễ thánh bởi vì chúng ta nên một với Chúa Kitô trong thánh lễ, và nhờ kết hợp với Người chúng ta nên một với nhau.
“Chúng ta không được để đời mình xa lìa Thánh Thể. Làm như thế, ta sẽ suy nhược. Người ta hỏi: “Các Sơ tìm đâu ra sức mạnh và niềm vui để phục vụ?” – Trong Thánh lễ không phải chỉ có việc rước lễ, mà thánh lễ còn làm dịu đi cơn đói của Chúa Giêsu. Người nói: “Hãy đến với Ta”. Người đói linh hồn ta.” – Mẹ Têrêsa Calcutta