BẢN TIN 394
PHỤNG VỤ LỜI CHÚA
CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN. 01/10/2017
“Các ông nghĩ sao: Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: ‘Này con hãy đi làm vườn nho.’ Nó đáp: ‘Con không muốn đâu!’ Nhưng sau đó nó hối hận, nên lại đi. Ông đến gặp người thứ hai và cũng bảo vậy. Nó đáp: ‘Thưa Ngài, con đây!’ nhưng rồi lại không đi.” (Mt 21,28-30)
Suy niệm: Tục ngữ có câu: “Trăm voi không được bát nước sáo”. Nói có mà không làm tất nhiên không bằng nói không mà làm có. Và hơn nữa Chúa đánh giá chất lượng dựa trên tiêu chuẩn chẳng những chúng ta có làm mà còn làm với tâm tình con thảo đi làm “vườn nho” cho Cha của mình.
Phần bạn, bạn nghĩ sao? Trong dụ ngôn, Chúa Giê-su hỏi: “Ai trong hai người con đó đã thi hành ý muốn của người cha?” Câu hỏi của Chúa đặt ra cho chúng ta bây giờ còn cụ thể hơn nữa: Không phải là “Ai trong hai người con đó” mà là “Bạn là ai trong hai người con đó”? Hôm nay bạn đã thi hành ý muốn của Chúa là Cha của bạn chưa?
PHỤNG VỤ TRONG TUẦN
01.10 : Chúa Nhật 26 THƯỜNG NIÊN. Mt 21,28-32. Được kính trọng thể Đức Mẹ Mân Côi.
02.10 : Thứ Hai. Các thiên thần hộ thủ. Lễ nhớ. Lc 9,51-56.
03.10 : Thứ Ba. Thánh Phan-xi-cô A-si-di. Lễ nhớ. Lc 9,57-62. Tết Trung Thu. Lễ cầu cho Thiếu Nhi.
04.10: Thứ Tư. Đầu tháng. Lc 10,1-12.
05.10 : Thứ Năm. Đầu tháng. Thánh Bru- nô Linh mục. Lc 10,13-16. Thánh Phanxicô Nguyễn Văn Trung, Cai đội, tử đạo 1858.
06.10: Thứ Sáu. TỔNG LÃNH THIÊN THẦN MI-CA-E, GAP-RI-EN VÀ RA-PHA-EN, Lễ kính. Ga 1,47-51.
07.10: Thứ Bảy. Đầu tháng. Đức Mẹ Mân Côi. Lễ nhớ. Lc 1,26-38.
08.10: Chúa Nhật 27 THƯỜNG NIÊN. Mt 21,33-43
HỘI THÁNH ĐÓ ĐÂY
Hội nghị Thường niên Uỷ ban Mục vụ Gia đình lần thứ VIII
UỶ BAN MỤC VỤ GIA ĐÌNH (20.09.2017) – Hội nghị Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt nam năm 2017, được tổ chức trong hai ngày vừa kết thúc. Tham dự Hội nghị có Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Chủ tịch Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình, Đức Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Thư Ký Ủy Ban, hơn 40 linh mục từ 20 giáo phận và một số giáo dân trong Ban Thư Ký.
Công việc chính của Hội nghị lần này là góp ý soạn thảo Lược đồ “Hướng dẫn Mục vụ Gia đình” cho Giáo hội tại Việt Nam, nhằm giúp các gia đình sống đức tin và loan báo Tin mừng.
Các tham dự viên đã phản ánh những nhu cầu đa dạng và phức tạp của gia đình hôm nay của từng giáo phận và đã đóng góp những ý kiến tích cực và cụ thể cho Lược đồ này.
Cũng trong Hội nghị, Đức Cha Thư ký đã giới thiệu “Cộng đoàn Kitô hữu nhỏ (Cộng đoàn Hội thánh cơ bản)” và phương pháp tiếp cận mục vụ toàn diện tại Á châu (AsIPA) như một phương thế thiết thực trong công tác mục vụ gia đình. (hdgmvietnam.org)
* Chính Tòa: TB Số 50TB/GXCT/2017
GIÁO HUẤN (Trích Niềm Vui Của Tình Yêu)
Lớn lên trong tình bác ái phu phụ (tt)
“Hôn nhân là một dấu chỉ quí giá, vì “khi một người nam và một người nữ cử hành Bí tích Hôn Phối, thì có thể nói, Thiên Chúa được “phản chiếu” nơi họ, và Ngài ghi khắc trong họ những nét phác thảo đặc thù và dấu ấn tình yêu không thể xóa nhòa của Ngài. Hôn nhân là linh ảnh của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta. Ngay Thiên Chúa, thật vậy, cũng là hiệp thông: Ba Ngôi Vị – Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần – hằng sống từ muôn thuở cho đến muôn đời trong sự hiệp nhất hoàn hảo. Và đây chính là mầu nhiệm Hôn nhân: Thiên Chúa làm cho hai vợ chồng trở thành một cuộc đời duy nhất”. Điều này bao gồm những hệ quả rất cụ thể trong đời sống hằng ngày, vì hai vợ và chồng, “nhờ Bí tích, được mang lấy một sứ mạng đặc thù và đích thực, để khởi đi từ những việc đơn giản thông thường của đời sống, họ có thể làm cho người ta thấy cụ thể tình yêu mà Đức Kitô dành cho Hội thánh trong khi Người vẫn tiếp tục hiến mạng sống mình vì Hội thánh”. Niềm Vui Của Tình Yêu, số 121
HỌC HỎI – SỐNG ĐẠO: YOUCAT
– Xuất phát từ Bí tích Rửa Tội, người giáo dân có ơn gọi sống dấn thân trong đời sống xã hội để làm cho Nước Thiên Chúa lớn mạnh nơi trần thế. [877-913, 940-943]
– Giáo dân không phải Kitô hữu hạng hai, vì cùng được tham dự chức tư tế của Chúa Kitô (chức tư tế chung của người đã được rửa tội). Họ lo giúp những người chung quanh mình (trường học, gia đình, nghề nghiệp) học biết Tin Mừng và yêu mến Chúa Kitô. Họ làm cho xã hội, kinh tế, chính trị, được thấm nhuần đức tin. Họ tham gia đời sống Hội thánh bằng thi hành chức vụ “cầm nến” và đọc sách, bằng sinh hoạt nhóm, tham gia các ủy ban và tổ chức của Hội thánh, như Hội đồng giáo xứ, Hội đồng mục vụ… Đặc biệt người trẻ phải nghiêm chỉnh suy nghĩ đến địa vị mà Thiên Chúa muốn họ phải đảm nhiệm trong Hội thánh.
“Tôi được định mệnh cho làm một người hoặc sự gì mà không ai khác được gọi để làm, tôi có một chỗ trong chương trình của Thiên Chúa và trên trái đất của Người mà không ai khác có được.” – Chân phước John Henry Newman
* Tuần đến, xin mời suy nghĩ trước: 140. Tại sao Hội Thánh của Chúa Kitô không là một tổ chức dân chủ?
TẢN MẠN – CHIA SẺ
Cho Một Tháng 10 Lắng Đọng
‘Hãy cầm lấy xâu chuỗi Mân Côi với lòng tin tưởng. Hãy tái khám phá Kinh Mân Côi dưới ánh sáng của Kinh Thánh, trong sự hài hoà với Phụng Vụ và trong bối cảnh của đời sống hằng ngày (Tông thư Rosarium Virginis Mariae, 43).
Tháng Mân Côi, như tên gọi, là một lời mời gọi suy ngắm Tin Mừng cùng với Đức Mẹ. Tháng Mân Côi, một bầu khí ấm áp tình thương của Đức Mẹ chan hòa trong toàn Giáo xứ.
Ngoài những giờ kinh gia đình hoặc những giờ kinh cộng đoàn Giáo họ, Đôi khi chúng ta thấy khó cầu nguyện khi lần chuỗi Mân Côi hay khó giữ việc lần chuỗi thường xuyên; đừng nản lòng nhưng hãy cố gắng nghĩ rằng:
Việc cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi giúp chúng ta quy hướng về Đức Kitô, Đấng có thể đưa ta ra khỏi mình, giải thoát ta khỏi tội lỗi, và giúp ta liên tục kiếm chế sự thỏa mãn tính ích kỷ của mình.
Việc gắn bó với chuỗi Mân Côi là một cách thức tuyệt vời để duy trì sự trung tín, hoàn thành nghĩa vụ với Thiên Chúa và Đức Mẹ, và theo một “nguyên tắc nhỏ” trong ngày sống của chúng ta.
Khi thường xuyên suy niệm về từng mầu nhiệm, Đức Mẹ, với Đức Kitô, sẽ có những điều gì đó trao ban cho chúng ta. Luôn có những điều mới mẻ để khám phá và luôn có điều gì đó tốt đẹp cần được vén mở trong đời sống.
Khi chúng ta đặt trọn niềm tin tưởng và đời sống, thậm chí cả chính tâm hồn chúng ta nơi bàn tay Đức Maria qua chuỗi Mân côi, chúng ta bắt đầu hiểu cách thức thực hành rất rõ ràng, đơn giản và đầy đủ trong những giải pháp của Mẹ. Khi chúng ta dâng những khó khăn của chúng ta cho Mẹ, chúng ta tôn vinh Mẹ, luôn luôn hướng về mẹ Maria để xin Mẹ giúp đỡ và tin rằng Mẹ sẽ ban cho.
Cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi không xóa đi nỗi đau trong đời sống của chúng ta, nhưng nó thực sự đưa tới cho bạn vũ khí mạnh mẽ hơn nhiều để chiến đấu với những khó khăn ấy.
Khi cầu nguyện bằng chuỗi Mân côi, chúng ta bắt đầu nhìn đời sống của mình qua một lối nhìn liên kết với Thiên Chúa và bắt đầu thấy những gì Người muốn cho chúng ta là tốt lành và chúng ta cũng muốn cùng một điều Người muốn.
Và cuối cùng, rất rõ ràng và đơn giản:
Sức mạnh của chuỗi Mân côi nằm ở trong sự đơn giản của nó. Kinh Mân côi quá đơn giản tới mức mà nó có thể cầu nguyện trong bất cứ hoàn cảnh nào, đó là vũ khí mạnh mẽ nhất của đời sống cầu nguyện mà chúng ta có.
(Ruth Baker www.catholic-link.org)