BẢN TIN 336

 

   PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT 15 Thường Niên. 10/07/2016

“Theo ông, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với  người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?” Người thông luật trả lời: “Chính là kẻ đã  thực thi lòng thương xót đối với người ấy.” Chúa Giê-su bảo ông ta: “Ông hãy  đi, và cũng hãy làm như vậy.” (Lc 10,36-37)

Suy niệm: Thương mến tha nhân đôi lúc đòi chúng ta một sự mạo hiểm. Trong câu chuyện Chúa Giê-su kể  hôm nay, vị tư tế và thầy trợ tế không dám đến gần nạn nhân, vì sợ mắc nhơ uế  theo Luật cấm sờ chạm vào một người ngoài Do Thái. Nhưng một người Sa-ma-ri mạo  hiểm, đến cạnh nạn nhân, chăm sóc và chấp nhận mọi liên lụy. Tâm lòng của người  Sa-ma-ri mở ra, không vô cảm hay lạnh lùng, nhưng chạm đến vết thương ngoài da thịt lẫn vết thương tâm hồn của nạn nhân bằng hành động cụ thể chữa lành cho  nạn nhân. Từ thời các giáo phụ, người Sa-ma-ri nhân hậu được hiểu là hình ảnh  của CGS. Thánh Clê-men-tê đã viết: “Ai  thương xót chúng ta hơn CGS?” Đấng với lòng thương cảm sâu xa có  khả năng cúi xuống đỡ nâng và đổ dầu bí tích chăm sóc tội nhân, Đấng như người  Sa-ma-ri nhân hậu rời nhà trọ và sẽ trở lại thanh toán vào ngày cánh chung cho  những ai chăm sóc anh chị em mình.

Bạn có dám  để mắt, để tâm lòng và rộng tay chấp nhận liên lụy giúp đỡ anh chị em vùng biển  Hà Tĩnh, Quảng Bình, những người đang phải chịu khốn khổ vì mong có bữa cơm,  nhất là bữa cơm sạch chưa?

 

  PHỤNG VỤ TRONG TUẦN

10.07 : Chúa Nhật 15 THƯỜNG NIÊN. Lc 10,25-37

Gia Phước hành hương Nhà thờ Chính Tòa

11.07 :     Thứ hai. Thánh Bênêđictô, viện phụ. Lễ nhớ. Mt 10,34 -11,1

12.07 :     Thứ ba. Mt 11,20-24. Thánh Ignaxiô Delgado Y, Giám mục (OP);Thánh Anê Lê Thị Thành và Thánh Phêrô Khanh, Linh mục, tử đạo

13.07:     Thứ tư. Thánh Thánh Henricô. Mt 11,25-27

14.07 :     Thứ năm. Thánh  Thánh Camilô Lenli, Linh mục. Mt 11,28-30.

15.07:     Thứ sáu. Thánh Bônaventura, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ. Mt 12,1-8.

Thánh Phêrô Nguyễn Bá Tuần, Linh mục và Thánh Anrê Nguyễn Kim Thông, tử đạo.

16.07 :     Thứ bảy. Đức Thánh Trinh Nữ Maria núi Cátminh. Mt 12,14-21.

17.07 : Chúa Nhật 16 THƯỜNG NIÊN. Lc 10,38-42.

Thuận Yên hành hương Nhà thờ Chính Tòa

 

  HỘI THÁNH ĐÓ ĐÂY

* Vatican. “Vatileaks 2 không phải là vụ án chống lại tự do báo chí”. Tại cuộc họp báo sau phiên toà ra phán quyết ngày 07-07 của Toà án Vatican đối với vụ án được gọi là Vatileaks 2, cha Federico Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh, đã nhắc lại diễn tiến vụ án này. Ngài minh định việc cáo buộc 5 người về tội tiết lộ thông tin mật dựa trên “một đạo luật được ban hành gần đây (năm 2013) nhằm chống lại việc thất thoát tài liệu. Những năm gần đây, Vatican cải tiến hệ thống tư pháp và hình luật nhằm hoàn thiện và đáp ứng những đòi hỏi hiện nay”, ngài nhấn mạnh với các nhà báo. “Không thể một đằng tuyên bố ý muốn và đề ra các chuẩn mực, một đằng lại không nhất quán trong việc thực hiện nhằm truy tố những người không tôn trọng luật pháp”.

Việc cần phải đưa vụ án này ra xét xử cũng nhằm “cho thấy quyết tâm khắc phục những biểu hiện và hậu quả của những căng thẳng và lục đục nội bộ Vatican”. Những căng thẳng này, cha Lombardi nhấn mạnh, “cũng rất thường được phản ánh ra bên ngoài do việc tài liệu bị thất thoát hoặc tiết lộ cho giới truyền thông, tạo ra một bầu khí và khung cảnh nhập nhằng và tiêu cực trong các cuộc thảo luận nội bộ”, đồng thời cũng “gây ra những hậu quả tiêu cực trong công luận vốn có quyền được thông tin khách quan và minh bạch”. Linh mục phát ngôn viên Toà Thánh nói: “Đó là một căn bệnh, như Đức Thánh Cha nói, cần phải dứt khoát chống lại”.

Cha Lombardi nhắc lại: “Vụ xử Vatileaks 2 này hoàn toàn không phải là vụ án chống lại tự do báo chí”, đồng thời lưu ý về những giới hạn đặt ra cho nghề báo. “Để nhận biết và đánh giá những khía cạnh khác nhau của trường hợp này, cần phải nói đến vai trò và trách nhiệm đích thực hay không của các nhà báo trong vụ việc, mặc dù rõ ràng sẽ có tranh luận về sự tôn trọng quyền tự do báo chí” và đây “chính là “quyền chắc chắn phải được bảo vệ”.

Vatileaks II đã kết thúc với các bản án dành cho 2 trong số 5 bị cáo.

Theo Đài Phát thanh Vatican, bị cáo người Tây Ban Nha là Đức ông Lucio Angel Vallejo Balda bị kết án 18 tháng tù giam với tội danh “tiết lộ các tài liệu mật liên quan đến lợi ích căn bản của Tòa Thánh”.

Bà Francesca Immacolata Chaouqui – giáo dân người Italia, nhận bản án 10 tháng tù vì đã cộng tác với bị cáo Vallejo Balda, và được hưởng án treo trong thời gian 5 năm; án này sẽ không áp dụng trừ phi bị cáo phạm một tội nào khác trong thời gian nói trên.

Đức ông Vallejo Balda từng là Thư ký của Uỷ ban Tham vấn về Tổ chức kinh tế–quản trị của Toà Thánh (COSEA – thành lập ngày 18-07-2013 và giải thể ngày 22-05-2014); và bà Francesca Immacolata Chaouqui là thành viên của Uỷ ban này; bà hiện đang có một con trai nhỏ ba tuần tuổi.

Bị cáo Nicola Maio – trợ lý của Đức ông Vallejo Balda, được tha bổng vì không có sự hợp tác trong âm mưu phạm tội.

Hai bị cáo Gianluigi Nuzzi và Emiliano Fittipaldi Both, là hai phóng viên Italia, bị cáo buộc đã gây áp lực với các bị cáo trên để có được thông tin mật về Đức giáo hoàng và Toà Thánh. Họ đã viết và xuất bản các quyển sách dựa trên các tài liệu rò rỉ này. Tuy nhiên, toà tuyên bố họ được trắng án với lý do ngành tư pháp Vatican không có thẩm quyền đối với họ. Vị chánh án nói rằng cả hai phóng viên này là công dân Italia và họ không phạm tội ở thành quốc Vatican. (hdgmvietnam.org)

* Nigeria: Những vụ bắt cóc linh mục và tu sĩ là một cuộc “tấn công vào Giáo hội”. Làn sóng bắt cóc các linh mục và tu sĩ gần đây ở Nigeria quả là một cuộc “tấn công vào Giáo hội”, đó là lời khẳng định của linh mục Sylvester Onmoke, tân chủ tịch của Hiệp hội các linh mục giáo phận của Nigeria (NCDPA).

Bi đát nhất là trường hợp của cha John Adeyi, Tổng đại diện giáo phận Otukpo, thuộc bang Benue, bị bắt cóc hôm 24 tháng Tư 2016. Người ta đã tìm thấy xác của cha hai tháng sau, ngày 22 tháng Sáu, ở gần Ogbadibo, quê hương của cha.

Các kẻ bắt cóc đã đòi một số tiền chuộc và mặc dù gia đình của cha đã nộp số tiền chuộc này, nhưng cha vẫn không được thả. Xác của cha khi được tìm thấy đã bắt đầu bị phân hủy.

Ngày 23 tháng Sáu, một linh mục khác bị những kẻ vũ trang bắt cóc vào lúc 1g30 sáng ngay tại giáo xứ Thánh Giuse ở Jitan Dutse của ngài, tại bang Kano, đó là cha Julius Gospel Inalegwu. Theo Đức cha John Namaza Niyiring, giám mục Kano, những kẻ bắt cóc đòi một số tiền chuộc là 20 triệu naira (gần 64 ngàn euro).

Theo cha Onmoke, nạn tham nhũng và lòng hám tiền đang chế ngự xã hội Nigeria là một trong những nguyên nhân chính của các vụ bắt cóc linh mục và tu sĩ,  Cha chủ tịch NCDPA chỉ trích cuộc sống phô trương giàu sang của các chính trị gia và các viên chức tham nhũng kiếm tiền một cách phi pháp, đã thúc đẩy người khác làm tiền dễ dàng bằng mọi cách. Thêm vào đó, nạn thất nghiệp hay đồng lương ít ỏi của người lao động cũng gây nhiều thất vọng trong dân chúng. (hdgmvietnam.org)

 

* Chính Tòa: TB Số 41/TB/GXCT/2015-2016

  1. Từ thứ hai 11/7 đến thứ bảy 16/7: Giáo họ Micae Hy phụ trách trực phụng vụ.
  2. Thứ hai 11/7 Lễ nhớ Thánh Bênêđíctô. Bổn mạng của 38 giáo dân. Xin cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện.
  3. Kính mời giáo dân GH Anê Thành tham dự buổi tĩnh tâm lúc 19g30 tối thứ hai 11/7 để chuẩn bị mừng lễ bổn mạng GH mình. Lễ Kính Thánh Anê Thành được cử hành lúc 17g15 thứ ba 12/7. Xin cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện.
  4. Thứ tư 13/7 vào lúc 19g30 đọc kinh tôn vinh Mẹ tại Núi Đá kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, hội Legio phụ trách. Xin cộng đòan sốt sắng tham dự.
  5. Thứ năm 14/7 sau thánh lễ 17g15 có Giờ Chầu Mình Thánh do hội Phan Sinh phụ trách.
  6. Thứ sáu 14/7 Lễ nhớ Thánh Bônaventura, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh. Bổn mạng của Cha nguyên quản xứ Mai Thái và 13 giáo dân. Xin cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện.
  7. Cũng như mọi năm vào đầu tháng bảy, giáo xứ quyên góp tiền để giúp các em học sinh nghèo trong giáo xứ vào năm học mới, xin cộng đoàn rộng tay giúp đỡ bằng cách bỏ vào thùng tại bãi gửi xe trong sân nhà thờ, hay gửi nơi Quý Cha Giáo xứ Chính Tòa hoặc các vị trong Hội đồng Mục vụ.

 

 GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG TUẦN 136

505. Điều răn thứ bốn dạy chúng ta sự gì?

Điều răn thứ bốn dạy chúng ta thảo kính cha mẹ và những người được Chúa trao quyền để mưu ích cho chúng ta. [455]

506. Gia đình là gì trong kế hoạch của Thiên Chúa?

Gia đình vừa là cộng đoàn yêu thương mà Thiên Chúa đã thiết lập, để cha mẹ và con cái chung sống hạnh phúc, vừa là Hội Thánh tại gia vì là cộng đoàn đức tin, đức cậy và đức mến. [456]

507. Gia đình có vai trò nào trong xã hội?

Gia đình là tế bào đầu tiên và là nền móng để xây dựng một xã hội vững bền. [457]

508. Xã hội có trách nhiệm gì đối với gia đình?

Xã hội có trách nhiệm nâng đỡ và củng cố gia đình, đồng thời tôn trọng và bảo vệ các quyền hạn của gia đình. [458]

 

    HỌC HỎI – SỐNG ĐẠO: YOUCAT

84. Có phải Đức Maria chỉ là dụng cụ trong tay Thiên Chúa không?

– Đức Maria còn hơn là một dụng cụ thụ động trong tay Thiên Chúa vì Mẹ đã chủ động chấp nhận qua lời “Xin vâng”, để việc Chúa nhập thể được hoàn thành. [493-494, 508-511]

– Đức Maria trả lời cho sứ thần đã báo tin Mẹ sẽ sinh ra Con Thiên Chúa tối cao rằng: “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38). Việc cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô đã bắt đầu bởi lời mời gọi của Thiên Chúa, bởi lời chấp nhận tự do của một người, và Đức Mẹ thụ thai trước khi lễ cưới với Thánh Giuse. Cũng theo những con đường không bình thường, Đức Maria đã trở nên “cửa cứu rỗi” chúng ta. →  479

* Tuần đến, xin mời suy nghĩ trước: 85.  Tại sao Đức Maria cũng là Mẹ chúng ta nữa?