BẢN TIN 202

PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG. 08/12/2013

“Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối. Đừng tưởng có thể bảo mình rằng: ‘Chúng ta đã có tổ phụ Ápraham.’ Vì tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Ápraham.” (Mt 3,8-9)

* Suy niệm: Đừng tưởng con người có vẻ bán khai rừng rú mặc chiếc áo lông lạc đà và ăn toàn những châu chấu và mật ong rừng mà cho rằng vị tiền hô ấy sẽ nể nang những bậc quyền thế vị vọng như quý ông thuộc phái Sađốc hay nhóm Pharisêu. Trái lại, Gioan Tẩy Giả lại “giáng” xuống trên những hạng người ấy những lời lẽ nặng nề nhất: nào là “nòi rắn độc” “tìm cách trốn cơn thịnh nộ của Chúa”, nào là những bọn “con ông cháu cha” đừng “tưởng bở” cậy mình đã có tổ phụ Ápraham. Kèm theo đó là những lời đe doạ khủng khiếp: “chiếc rìu đã đặt sát gốc cây”. Thế nên, không phải cứ đến sông Giođan để cho Gioan Tẩy Giả trầm mình dưới làn nước mà đã gọi là ăn năn sám hối. Lòng ăn năn sám hối thực sự phải phát sinh hoa quả tương xứng bằng một cuộc đổi đời tận gốc và hiệu quả: “Hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối.”

Không ai được miễn chước khỏi việc ăn năn sám hối. Nhưng không phải là ăn năn kiểu “sĩ diện”, vụ hình thức, như quý ông Pharisêu và Sađốc. Áp dụng vào bí tích hoà giải, hoa quả tương xứng với lòng thống hối là việc từ bỏ vết xe đổ của tính hư nết xấu (dốc lòng chừa) và thực thi bác ái (đền bù đi đôi với việc đền tội). (5phutloichua.net)

 

PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG. 08/12/2013

“Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối. Đừng tưởng có thể bảo mình rằng: ‘Chúng ta đã có tổ phụ Ápraham.’ Vì tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Ápraham.” (Mt 3,8-9)

* Suy niệm: Đừng tưởng con người có vẻ bán khai rừng rú mặc chiếc áo lông lạc đà và ăn toàn những châu chấu và mật ong rừng mà cho rằng vị tiền hô ấy sẽ nể nang những bậc quyền thế vị vọng như quý ông thuộc phái Sađốc hay nhóm Pharisêu. Trái lại, Gioan Tẩy Giả lại “giáng” xuống trên những hạng người ấy những lời lẽ nặng nề nhất: nào là “nòi rắn độc” “tìm cách trốn cơn thịnh nộ của Chúa”, nào là những bọn “con ông cháu cha” đừng “tưởng bở” cậy mình đã có tổ phụ Ápraham. Kèm theo đó là những lời đe doạ khủng khiếp: “chiếc rìu đã đặt sát gốc cây”. Thế nên, không phải cứ đến sông Giođan để cho Gioan Tẩy Giả trầm mình dưới làn nước mà đã gọi là ăn năn sám hối. Lòng ăn năn sám hối thực sự phải phát sinh hoa quả tương xứng bằng một cuộc đổi đời tận gốc và hiệu quả: “Hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối.” Không ai được miễn chước khỏi việc ăn năn sám hối. Nhưng không phải là ăn năn kiểu “sĩ diện”, vụ hình thức, như quý ông Pharisêu và Sađốc. Áp dụng vào bí tích hoà giải, hoa quả tương xứng với lòng thống hối là việc từ bỏ vết xe đổ của tính hư nết xấu (dốc lòng chừa) và thực thi bác ái (đền bù đi đôi với việc đền tội). (5phutloichua.net)

 

  PHỤNG VỤ TRONG TUN

08.12   :CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG. (Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm dời vào ngày Thứ Hai 09.12).

09.12   :  Thứ hai. ĐỨC MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI. Lễ Trọng. Lễ cầu cho giáo dân.

10.12   :  Thứ ba.

11.12   :  Thứ tư. Thánh Đamasô I, Giáo Hoàng

12.12   :  Thứ năm. Lễ Đức Mẹ Guađalupê. Thánh Simon Phan Đắc Hòa, trùm họ, tử đạo 1840

13.12   :  Thứ sáu. Thánh Lucia, trinh nữ, tử đạo. Lễ nhớ.

14.12   : Thứ bảy. Thánh Gioan Thánh Giá, Linh mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.

15.12   : CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG.

 

   HỘI THÁNH ĐÓ ĐÂY

* Vatican. Đức Thánh Cha mở lại các cuộc tiếp kiến các GM về Roma thăm Tòa Thánh. ĐTC Phanxicô đã bắt đầu mở lại các cuộc tiếp kiến dành cho các về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh theo qui định của giáo luật.

Sau khi được bầu làm Giáo Hoàng ngày 13-3 năm nay, ĐTC Phanxicô đã hoàn tất chương trình tiếp kiến các GM Italia đã được ĐTC Biển Đức 16 khởi sự hồi tháng giêng trước đó. Sau đó chương trình viếng thăm Tòa Thánh của các GM trên thế giới bị tạm ngưng cho đến ngày hôm qua, 2-12.

Trong tuần này, 13 GM thuộc 7 giáo phận tại Hòa Lan về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh, dưới sự hướng dẫn của ĐHY Willem Jacobus Eijk, TGM giáo phận Utrecht. Tất cả các vị đã được ĐTC tiếp kiến sáng hôm qua (2-12). (vietvatican.net)

* Vatican. Đức Thánh Cha tiếp kiến Ủy ban Thần Học quốc Tế. Trong buổi tiếp kiến sáng hôm 6-12-2013, dành cho Ủy ban thần học quốc tế, ĐTC tái khẳng định rằng không thể sử dụng bạo lực nhân danh Thiên Chúa.

30 nhà thần học quốc tế nhóm khóa họp thường niên trong tuần này tại Vatican từ 2 đến 6-12-2013, dưới quyền chủ tọa của ĐHY Chủ tịch Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin. Điều hợp khóa họp là LM Tổng thư ký Serge-Thomas Bonino, Dòng Đaminh người Pháp.

Trong 5 ngày họp, 30 nhà thần học quốc tế tiếp tục nghiên cứu 3 đề tài quan trọng: trước tiên là độc thần giáo, tiếp đến là ý nghĩa đạo lý xã hội của Hội Thánh trong bối cảnh rộng lớn hơn của đạo lý Kitô; sau cùng là vấn đề sensus fidei, cảm thức đức tin. (vietvatican.net)

* Vatican. Kết thúc khóa họp của Hội đồng 8 Hồng y cố vấn của Đức Thánh Cha: sẽ thành lập một Ủy ban đặc biệt của Tòa Thánh bảo vệ các trẻ em. ĐTC đã chấp nhận đề nghị của các HY cố vấn và sẽ thành lập một Ủy ban đặc biệt của Tòa Thánh bảo vệ các trẻ em.

Trong cuộc họp báo sáng ngày 5-12-2013, ĐHY Sean O’Malley, dòng Capuchino, TGM giáo phận Boston, Hoa Kỳ, 1 trong 8 HY cố vấn của ĐGH về việc cải tổ các cơ quan trung ương Tòa Thánh, cho biết Ủy ban đặc biệt mà ĐTC đồng ý thành lập, có nhiệm vụ cố vấn cho ngài về sự quyết tâm của Tòa Thánh trong việc bảo vệ các trẻ em, và quan tâm săn sóc mục vụ cho các nạn nhân bị lạm dụng. Ủy ban cũng trình báo về tình trạng hiện nay của các chương trình bảo vệ trẻ em, đưa ra những đề nghị về những sáng kiến mới từ phía các cơ quan trung ương Tòa Thánh, trong sự cộng tác với các GM, các HĐGM, các Bề trên và Hiệp Hội các Bề trên dòng tu, đề nghị tên của những người thích hợp để nhất loạt thực hiện các sáng kiến mới, trong số này có cả giáo dân, LM, tu sĩ nam nữ, chuyên về vấn đề an ninh trẻ em, về quan hệ với cac nạn nhân, về sức khỏe tâm thần, và việc áp dụng luật pháp, v.v..

ĐHY O’Malley cũng nói rằng thành phần và thẩm quyền của Ủy ban sẽ được ĐTC thông báo với một văn kiện thích hợp.

Cũng trong cuộc họp báo, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết trong 3 ngày họp, Hội đồng 8 HY cố vấn đã duyệt qua các Bộ của Tòa Thánh với mục đích tiến hành việc cải tổ sâu rộng, cụ thể là đi tới một Tông Hiến mới, thay thế Tông Hiến Pastor bonus (Mục Tử nhân lành) do ĐGH Gioan Phaolô 2 ban hành hồi tháng 6-1988 về các cơ quan trung ương Tòa Thánh. (vietvatican.net)

* Vatican. Đức Thánh Cha gửi điện văn chia buồn với Nam Phi. Hôm nay thứ Sáu 06-12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi điện văn cho Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma để chia buồn về cái chết của cựu Tổng thống Nelson Mandela. Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, biểu tượng đấu tranh cho tự do và quyền con người trên toàn thế giới, đã qua đời lúc 20g50 ngày thứ Năm 05-12-2013 ở tuổi 95.

Ông được trao giải Nobel Hòa bình năm 1993 và làm Tổng thống Nam Phi từ năm 1994 đến 1999.

Một trong những câu nói nổi tiếng của ông Nelson Mandela là câu nói khi ông được trả tự do vào năm 1990 sau 27 năm ngồi tù: “Khi tôi bước đến với tự do, tôi biết rằng nếu không bỏ lại nỗi đau và lòng căm thù lại phía sau thì tôi vẫn còn ở trong tù”. (hdgmvietnam.org)

* Việt Nam. Thánh lễ và nghi thức đặt viên đá xây dựng nhà thờ Hòa Minh, giáo xứ Hòa Khánh. Sáng thứ ba, lúc 7 giờ 30 ngày 03 tháng12 năm 2013, nhân lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, trên một mảnh đất thuộc phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu đã diễn ra thánh lễ và nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Hòa Minh, do Đức Cha Giuse chủ sự và đồng tế với ngài có Cha Tổng Đại diện và gần 30 linh mục trong giáo phận.

Nhà thờ Hòa Minh được xây dựng 2 tầng trên diện tích đất là 1308.5m2, tổng diện tích xây dựng là 950m2, chiều cao công trình là 23.05m. (giaophandanang.org)

* Việt Nam. Caritas Việt Nam: Hội nghị thường niên năm 2013 & kỷ niệm 5 năm hoạt động. Kỷ niệm 5 năm hoạt động (2008-2013), Caritas Việt Nam tổ chức Hội nghị tại TGM Xuân Lộc, nội dung gồm 2 phần: ngày 27/11, khóa tập huấn “Khía cạnh tâm lý trong việc quản trị” dành cho các vị lãnh đạo Caritas 26 Giáo phận; phần 2 là Hội nghị thường niên từ ngày 28-29/11. Chủ đề: “Chính anh em hãy cho họ ăn” (Lc 9,13). (vietcatholic.org)

 

* Chính Tòa: thông tin – thông báo

1. Mời các anh giới Người Cha vào lúc 19g30, tối thứ ba, 10/12 đến dự họp để bàn về công tác Giáng Sinh.

2. Thứ năm 12/12 giáo xứ Chầu Thánh Thể, giới Trẻ phụ trách.

3. Phiên sám hối của hạt Đà nẵng sẽ bắt đầu lúc 19g30 thứ năm, 12/12 tại nhà thờ Chính Tòa, giới Người Cha phụ trách sắp xếp. Xem chi tiết tại đây.

4. Kính mời trưởng phó các giáo họ và các ban ngành đến văn phòng nhận thông báo.

5. Vào lúc 8g00, sáng thứ bảy 14/12, kính mời trưởng các giáo họ,  trưởng các giới ban ngành, các ủy viên đến văn phòng giáo xứ để họp bàn về các công việc cho đại lễ Giáng Sinh.

 

   GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG TUẦN 2

5. Chúng ta có thể nói về Thiên Chúa thế nào?

Chúng ta có thể nói về Thiên Chúa dựa trên vẻ hoàn hảo của muôn loài, nhưng vì khả năng và ngôn ngữ của con người có giới hạn, nên chúng ta không thể diễn tả đầy đủ về Ngài.

6. Mạc khải là gì?

Mạc khải là việc Thiên Chúa tỏ cho con người biết Ngài và ý định yêu thương của Ngài đối với con người.

7. Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta bằng cách nào?

Thiên Chúa dùng lời nói và hành động, mà tỏ mình cho chúng ta qua từng giai đoạn lịch sử cứu độ.

8. Thiên Chúa đã mạc khải qua những giai đoạn nào?

Thiên Chúa đã mạc khải qua tổ tông loài người, các Tổ phụ, các Ngôn sứ và sau hết, Ngài đã mạc khải trọn vẹn nơi Đức Giêsu Kitô.

 

   HỌC HỎI – SỐNG ĐẠO

GIẢI ĐÁP 100 VẤN NẠN VỀ ĐỨC TIN

32- Thánh Phanxicô Assisi và nhiều thánh nam nữ khác đã lãnh nhận các Dấu Thánh Chúa Kitô. Hiện tượng này là gì và có ý nghĩa thế nào, thưa Cha?

Vào chính năm 1224, đang khi tĩnh tâm trên núi với vài người bạn, Thánh Phanxicô Assisi đã lãnh nhận các thương tích của Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô. Thân xác Ngài mang những thương tích giống như những thương tích Chúa Kitô đã chịu do đinh nhọn, mão gai và lưỡi đồng của viên đại đội trưởng.

Giáo Hội luôn tỏ ra khôn ngoan trước các biểu hiện này. Giáo Hội khuyến khích nên vượt lên trên cái dấu vẻ “kỳ lạ” hoặc “khác thường”, để thấu hiểu ý nghĩa của các sự kiện. Thánh Bonaventura, một nhà thần học vĩ đại của thế kỷ XIII, giải thích rằng các thương tích của thánh Phanxicô là dẫu chỉ hữu hình của nỗi đau xót mà thánh nhân cảm nhận trong lòng khi chiêm ngắm Chúa Kitô chịu đóng đinh. Những thương tích là những kinh nghiệm chân thực thiêng liêng mà các nhà thần bí Kitô giáo đã trải qua.

Tuy rằng những kinh nghiệm như thế, quả là bất thường, nhưng tất cả mọi Ki tô hữu, bằng lời cầu nguyện và bằng cuộc sống thường nhật, vẫn có thể cảm nhận được cuộc khổ nạn và tình yêu của Chúa Kitô. (Còn tiếp)